Hoàn Thiện Qui Trình Sinh Sản Nhân Tạo Cá Hô
Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.
Vì cá hô là một trong những loài thủy sản có tên trong sách đỏ cần được bảo vệ và phát triển. Do đó, nhiều đơn vị nghiên cứu sản xuất giống trong nước đã đầu tư nghiên cứu qui trình sinh sản đối tượng này. Hiện nay, Trung tâm Giống Thủy Sản An Giang (Trung tâm) đang nuôi vỗ hơn 100 con cá hô bố mẹ, Trung tâm đã sản xuất thử nghiệm thành công đối tượng này vào tháng 4/2012 với số lượng 5.000 con cá bột.
Tuy nhiên, đây là đối tượng mới, cần có thời gian nghiên cứu và thử nghiệm nhiều lần nhằm hoàn chỉnh qui trình sinh sản để có thể mang lại hiệu quả cao và ổn định nhất. Đến thời điểm này, Trung tâm đã thành công trong việc hoàn chỉnh qui trình sinh sản nhân tạo và sản xuất con giống nuôi thương phẩm. Vào tháng 07/2013, Trung tâm đã hoàn thiện thành công qui trình sản xuất giống cá hô và sản xuất được 20.000 con cá bột, hiện số cá bột này đang được ương tại Trại Giống Bình Thạnh 1 – huyện Châu Thành, cá đang phát triển rất tốt.
Với kết quả hoàn thiện qui trình sinh sản nhân tạo cá hô, sắp tới Trung tâm sẽ tập trung sản xuất con giống để cung cấp cho thị trường để thực hiện chương trình đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi và hàng năm sẽ dành một số lượng con giống sản xuất được phục vụ cho việc thả cá tái tạo và bảo tồn nguồn lợi thủy sản của Tỉnh.
Dự kiến vào tháng 08/2013, cùng với việc thả cá về tự nhiên nhiều loài cá bản địa khác, Trung tâm sẽ thả từ 3.000-5.000 con giống cá hô tại lưu vực sông Tiền - TX. Tân Châu.
Related news
Dịch chổi rồng chưa có dấu hiệu giảm bớt trên các vườn nhãn thì trong thời gian qua hơn 250 ha sapôchê (hồng xiêm) ở các địa phương khu vực ven sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang lại bị rệp phấn trắng gây hại nghiêm trọng
Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả.
Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.