Hoàn Thiện Qui Trình Sinh Sản Nhân Tạo Cá Hô
Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.
Vì cá hô là một trong những loài thủy sản có tên trong sách đỏ cần được bảo vệ và phát triển. Do đó, nhiều đơn vị nghiên cứu sản xuất giống trong nước đã đầu tư nghiên cứu qui trình sinh sản đối tượng này. Hiện nay, Trung tâm Giống Thủy Sản An Giang (Trung tâm) đang nuôi vỗ hơn 100 con cá hô bố mẹ, Trung tâm đã sản xuất thử nghiệm thành công đối tượng này vào tháng 4/2012 với số lượng 5.000 con cá bột.
Tuy nhiên, đây là đối tượng mới, cần có thời gian nghiên cứu và thử nghiệm nhiều lần nhằm hoàn chỉnh qui trình sinh sản để có thể mang lại hiệu quả cao và ổn định nhất. Đến thời điểm này, Trung tâm đã thành công trong việc hoàn chỉnh qui trình sinh sản nhân tạo và sản xuất con giống nuôi thương phẩm. Vào tháng 07/2013, Trung tâm đã hoàn thiện thành công qui trình sản xuất giống cá hô và sản xuất được 20.000 con cá bột, hiện số cá bột này đang được ương tại Trại Giống Bình Thạnh 1 – huyện Châu Thành, cá đang phát triển rất tốt.
Với kết quả hoàn thiện qui trình sinh sản nhân tạo cá hô, sắp tới Trung tâm sẽ tập trung sản xuất con giống để cung cấp cho thị trường để thực hiện chương trình đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi và hàng năm sẽ dành một số lượng con giống sản xuất được phục vụ cho việc thả cá tái tạo và bảo tồn nguồn lợi thủy sản của Tỉnh.
Dự kiến vào tháng 08/2013, cùng với việc thả cá về tự nhiên nhiều loài cá bản địa khác, Trung tâm sẽ thả từ 3.000-5.000 con giống cá hô tại lưu vực sông Tiền - TX. Tân Châu.
Có thể bạn quan tâm
Dù nguồn vốn không lớn nhưng Quỹ hỗ trợ nông dân được xem như “bà đỡ” góp phần tạo điều kiện để nhiều nông dân huyện Phú Ninh chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả.
Chủ tịch UBND xã Thoại Giang (Thoại Sơn - An Giang) Đinh Văn Hiền cho biết, từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, 30 hộ nghèo của xã được hỗ trợ 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo. Với chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều diện tích, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, mô hình này đem lại nguồn lợi nhuận khá lý tưởng cho các hộ nuôi.
Tỉnh Tiền Giang đang nhân rộng mô hình cá + lúa trên ruộng tại các huyện đầu nguồn phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè... Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha đồng thời mở ra hướng khả thi trong thực hiện mục tiêu “chung sống với lũ” bền vững, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.