Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía Ở Xã Bình Thạnh (Bến Tre)
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.
Năm 2003, đề tài khoa học của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đưa cây mía xuống cánh đồng gò cao, nhiễm phèn, mặn, đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng nơi đây. Đến nay, có gần 300ha đất trồng mía chuyên, năng suất bình quân đạt từ 80 đến 90 tấn/ha. Bình quân một công đất mía, nông dân có lãi từ 3 đến 4 triệu đồng.
K88, K19, K93… là những giống mía cao sản được nông dân trồng nhiều. Mía được Công ty Mía đường Bến Tre thu mua. Mới đây, Công ty Mía đường Cần Thơ phối hợp với Công ty Mía đường Bến Tre và Công ty Phân bón Bình Điền mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc mía cho hơn 100 hộ dân trong vùng. Địa phương và ngành chức năng huyện đã đề xuất thành lập Cánh đồng mẫu mía. Xã Bình Thạnh và Hòa Lợi được xem là vùng mía nguyên liệu lớn của tỉnh.
Ông Hùng cho biết thêm, từ khi cây mía định hình trên vùng đất gò cao của xã, đời sống của bà con được cải thiện rất rõ, đã có nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá, giàu.
Có thể bạn quan tâm
Người dân nuôi sò huyết, hến vùng ven biển thuộc huyện An Biên, An Minh (Kiên Giang) đang phải đối đầu với nạn sâu biển.
Ngày 12-9, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai đã có buổi làm việc với Công ty Donafoods về quy hoạch vùng nguyên liệu điều đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đồng Nai sẽ quy hoạch vùng nguyên liệu điều tại 9 xã của 3 huyện Xuân Lộc, Định Quán và Trảng Bom với diện tích khoảng 11 ngàn hécta.
Đối với người dân trồng vải vải thiều ở tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng, cùng với biện pháp sản xuất vải thiều sạch an -toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, thì trị sâu đục cuống quả vải được coi là một khâu quan trọng nhằm hạn chế quả vải thiều dụng, góp phần quan trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm