Tham Quan Mô Hình Trồng Dưa Hấu Không Hạt Mặt Trời Đỏ
Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty TNHH Syngenta Việt Nam vừa tổ chức hội thảo và tham quan mô hình trồng dưa hấu không hạt Mặt trời đỏ cho 60 nông dân ở huyện Long Mỹ và huyện Vị Thủy (Hậu Giang).
Mô hình trồng dưa hấu không hạt Mặt trời đỏ do ông Trần Thanh Sơn, trồng tại ấp 1, thị trấn Long Mỹ, với sự tài trợ của hai công ty trên. Tổng diện tích thực hiện mô hình này là 2.500m2, trong đó có 1.500m2 trồng bò trên đất và 1.000m2 trồng trên giàn. Theo nhận định của những người làm mô hình, trồng bò trên giàn sẽ tăng được mật độ dây dưa trên cùng một diện tích đất, ít sâu bệnh và trái đẹp hơn, tăng lợi nhuận, thích hợp với những nông dân ít đất.
Ngoài tham quan mô hình trồng dưa hấu không hạt Mặt trời đỏ, các nông dân còn được hướng dẫn về những kỹ thuật trồng dưa, nhằm nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái. Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.
Những năm qua, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa. Trong đó, cây chanh là một trong những loại cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.
Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trong hơn ba năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa thêm 20.000ha vào trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nâng tổng diện tích cây ăn quả đặc sản toàn vùng lên 83.000 ha, chiếm 29% diện tích cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.