Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía Ở Xã Bình Thạnh (Bến Tre)
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.
Năm 2003, đề tài khoa học của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đưa cây mía xuống cánh đồng gò cao, nhiễm phèn, mặn, đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng nơi đây. Đến nay, có gần 300ha đất trồng mía chuyên, năng suất bình quân đạt từ 80 đến 90 tấn/ha. Bình quân một công đất mía, nông dân có lãi từ 3 đến 4 triệu đồng.
K88, K19, K93… là những giống mía cao sản được nông dân trồng nhiều. Mía được Công ty Mía đường Bến Tre thu mua. Mới đây, Công ty Mía đường Cần Thơ phối hợp với Công ty Mía đường Bến Tre và Công ty Phân bón Bình Điền mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc mía cho hơn 100 hộ dân trong vùng. Địa phương và ngành chức năng huyện đã đề xuất thành lập Cánh đồng mẫu mía. Xã Bình Thạnh và Hòa Lợi được xem là vùng mía nguyên liệu lớn của tỉnh.
Ông Hùng cho biết thêm, từ khi cây mía định hình trên vùng đất gò cao của xã, đời sống của bà con được cải thiện rất rõ, đã có nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá, giàu.
Related news
Dù đã trải qua nhiều thăng trầm, song qua thời gian, mô hình luân canh tôm - lúa đã thể hiện nhiều ưu thế phù hợp với xu thế phát triển chung; nhất là tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Năm 2012, toàn tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề do nạn tôm chết trên diện rộng. Diện tích tôm bị chết lên đến gần 24.000 ha, chiếm hơn 56% diện tích thả nuôi, trong đó chủ yếu là tôm sú. Đa số diện tích nuôi tôm sú bị chết là do bị bệnh đốm trắng và hoại tử dưới vỏ. Chính vì vậy, vụ nuôi tôm 2013 này, bà con nông dân đã cạn kiệt vốn, không còn khả năng đầu tư mới. Cho đến giữa tháng 5/2013 mà diện tích nuôi tôm mới đạt 20% kế hoạch. Ngành thủy sản đã đúc kết mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng để phổ biến cho bà con nông dân xem đó là cứu cánh cho vùng nuôi tôm Sóc Trăng.
Dự án sản xuất phát triển kinh tế hộ được triển khai đến các hộ nghèo trên địa bàn xã Bình Đức (Châu Thành - Tiền Giang), từ tháng 8-2012 đến tháng 8-2013 với sự tham gia của 20 hộ. Đây là những hộ khó khăn, không có nhiều đất cũng như vốn sản xuất nhưng chăm chỉ làm ăn và mong muốn thoát nghèo.