Đề Xuất Tăng Thời Hạn Cho Vay Vốn Nuôi Cá Tra

“Xem xét điều chỉnh lại thời hạn vay nuôi cá tra theo chu kỳ nuôi cá từ 8 - 12 tháng” là đề xuất của Bộ NN&PTNT với NHNN nhằm cơ cấu lại nợ, tăng hạn mức cho vay đối với các hộ, doanh nghiệp nuôi và chế biến cá tra.
Kiến nghị này được đưa ra sau khi Bộ NN&PTNT tiến hành kiểm tra, xác minh việc vay nợ của các hộ, doanh nghiệp nuôi và chế biến cá tra ở ĐBSCL.
Trên thực tế, các hộ dân và doanh nghiệp nuôi, chế biến cá tra vẫn khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng do không còn tài sản thế chấp để vay mới trong khi các mgân hàng không hạ điều kiện cho vay. Thời gian cho vay 4 tháng hiện nay cũng chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất cá tra là từ 8 - 12 tháng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2009, anh Tân đầu tư 300 ngàn đồng để trồng sen trên 2 sào ruộng. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, bón phân đúng quy trình nên ruộng sen của anh Tân phát triển nhanh và cho thu hoạch mỗi năm 3 vụ. Sản phẩm thu được từ cây sen như ngó sen, búp sen, hạt sen…

Cảnh báo của các nhà khoa học, doanh nghiệp về mối nguy hại của con tôm thẻ chân trắng (TTCT), cũng như lợi thế của con tôm sú, đã chứng minh vai trò, tầm quan trọng của con tôm sú đối với sự phát triển của nghề nuôi và xuất khẩu thủy sản. Do vậy, vấn đề đặt ra là Bạc Liêu làm gì để phát huy thế mạnh này và giúp con tôm sú không ngừng nâng cao giá trị.

Từ nguồn vốn Chương trình 30a, cơ quan chức năng đã chọn hộ ông Lê Xuân Dũng (ở thôn Minh Xuân, xã Long Mai, huyện Minh Long, Quảng Ngãi) để hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá thác lác cườm.