Chế Biến Chè Sạch Quy Mô Hộ Gia Đình
"Chúng tôi tự hào là những người trồng chè có tiếng trong vùng, nhưng mấy năm gần đây, do yêu cầu của thị trường về sản phẩm chè sạch, chè có phẩm cấp cao, việc chế biến thủ công truyền thống đã không thể đáp ứng nổi yêu cầu này nên giá bán ra thị trường thấp." Một nông dân cho biết.
Năm 2007, Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối kết hợp với tỉnh Phú Thọ triển khai xây dựng mô hình chế biến chè sạch quy mô hộ tại Hương Xạ, với mục tiêu hỗ trợ thiết bị chế biến chè và chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất chè nguyên liệu theo tiêu chuẩn chè an toàn và chế biến chè sạch bằng dây chuyền thiết bị công nghệ. Đối tượng là các hộ nghèo trồng chè trong xã và các hộ trồng chè khác có nhu cầu chế biến chè búp tươi.
Chè được chế biến bằng một hệ thống máy đồng bộ, đúng tiêu chuẩn ngành chè, không dùng phụ gia và hoá chất. Để sản phẩm đảm bảo sạch, những hộ trồng chè đều phải sản xuất theo quy trình sạch. Có nghĩa là phải sạch từ đất, nước, giống, sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý, đảm bảo đủ thời gian cách ly quy định và dùng những loại thuốc BVTV có trong danh mục. Dù khó nhưng người dân rất phấn khởi thực hiện. Họ nhận thức rằng đây chính là con đường duy nhất và bền vững để cây chè mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Sau một năm thực hiện, kết quả đạt được đã làm cho người nông dân vui khôn xiết: 1kg chè sạch khô sau khi sao, vò bằng máy tính ra chỉ hết có 15.550 đồng, trong khi đó nếu sấy thủ công thì cũng phải chi hết 14.050 đồng. Tuy chi phí cho sấy chè bằng máy cao hơn sấy thủ công 1.500 đồng/kg, nhưng bù lại, giá bán của chè sấy bằng máy được từ 30-35 ngàn đồng/kg so với chè sấy thủ công chỉ 20-25 ngàn đồng/kg, cao hơn 10 ngàn đồng. Đặc biệt là sấy chè sạch bằng máy, sản phẩm ra lò đến đâu đều bán hết đến đấy. Như vậy, về hiệu quả kinh tế, sấy chè bằng máy cao hơn nhiều so với sấy thủ công.
Nếu mô hình này được nhân rộng, sẽ góp phần hình thành nên những vùng sản xuất chè sạch chuyên canh, với chất lượng cao và ổn định, đó cũng là góp phần vào xây dựng một nền nông nghiệp sạch, bền vững, thị trường mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân. Tuy nhiên, có một điều người dân thấy băn khoăn là, giá trị chiếc mấy sấy còn đắt so với thu nhập của người dân hiện nay. Chính vì vậy, nhà nước cần có một chính sách hỗ trợ người dân mua máy sấy.
Có thể bạn quan tâm
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, Công ty TNHH một thành viên Thông Thuận - Kiên Giang (Cty Thông Thuận) vừa thu hoạch vụ nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang với năng suất đạt gần 17 tấn/ha.
Trên diện tích đất của những dự án hàng triệu đô la đầu tư nhưng mau chóng đóng cửa, bỏ hoang, nhiều hộ nông dân mạnh dạn thuê lại để đầu tư nuôi trồng thủy sản và đạt hiệu quả cao.Đó là thực tế đã diễn ra ở Hà Tĩnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong thời gian 10 năm trở lại đây. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Mại ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà và bà Nguyễn Thị Hạnh ở xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà.“Đâm đầu vào đá”
Sáng 28-6, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Minh Trí chủ trì họp khẩn cùng các cơ quan chức năng TP rà soát, triển khai các biện pháp phòng chống dịch heo tai xanh đang “nóng” ở một số vùng của các tỉnh lân cận TP.