Giá / Mô hình kinh tế

Chẩn Đoán, Điều Trị Bệnh Và Cách Sử Dụng Thuốc Cho Cá

Chẩn Đoán, Điều Trị Bệnh Và Cách Sử Dụng Thuốc Cho Cá
Tác giả: 
Ngày đăng: 12/07/2012

Trước hết nên chọn những loại kháng sinh có khả năng hấp thu qua niêm mạc ruột là chủ yếu, bà con cần chú ý các kháng sinh không hấp thu chỉ dùng kết hợp với những loại kháng có khả năng hấp thu mà không dùng đơn lẻ, xem xét tính tan của từng loại kháng sinh, thuốc trộn vào loại thức ăn nào (thức ăn dạng viên hay thức ăn tự chế).

Khi sử dụng thuốc ta cần tiến hành theo các bước sau:

- Lượng thuốc điều trị cần tính theo trọng lượng thực tế đàn cá dù trong toa có chỉ dẫn liều trộn vào thức ăn. Ví dụ: trên toa nhãn ghi 1kg thuốc dùng cho 10 tấn cá hoặc trộn vào 200 -300kg thức ăn thì đó là liều tương đương của thức ăn và trọng lượng khi cá còn ăn mạnh. Nhưng khi cá đã bệnh, khả năng bắt mồi giảm, tương đương này không còn đúng nữa vì vậy người nuôi nên chọn liều là 1kg thuốc/10 tấn cá.

- Nên trộn thuốc với lượng thức ăn khoảng 15-30% lượng thức ăn hàng ngày (tuỳ vào giai đoạn cá lớn hay nhỏ )để đảm bảo được lượng thuốc cung cấp đủ nồng độ và tất cả cá đều ăn được thuốc. Không nên trộn thuốc với nhiều thức ăn như khi cá còn ăn mạnh vì khi cá bệnh ăn yếu, ăn không hết thức ăn sẽ làm cho nồng độ thuốc trong máu không đủ diệt khuẩn hoặc trộn với quá ít thức ăn sẽ làm một số cá ăn yếu không tranh được thức ăn cũng sẽ không được điều trị. Tốt nhất là nên trộn thuốc với 30% lượng thức ăn so với ngày cá chưa bệnh.

- Nếu sử dụng cùng lúc 2 hoặc 3 loại thuốc thì nên trộn riêng từng loại thuốc, không nên hoà nhiều loại thuốc vào nước để trộn vào thức ăn vì có nhiều loại thuốc sẽ tương tác nhau làm giảm hiệu lực.

- Nước trộn thức ăn phải là nước sạch, không nên sử dụng nước ao vì nếu ao cá nhỏ, nước ao có rất nhiều tảo làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của cá.Còn nếu cá lớn, nước ao cá có nhiều chất hữu cơ làm kết tủa một lượng thuốc lớn, làm giảm nồng độ thuốc dẫn đến hiệu quả không cao.

- Thuốc phải được hoà tan vào nước theo tỉ lệ 7 lít nước tưới đều 40kg thức ăn viên.

Cách tính lượng nước cần pha thuốc là: Tổng lượng thức ăn dự kiến trộn thuốc /40kg*7. Ví dụ: Sau khi tính toán lượng thuốc và lượng thức ăn cần trộn là 1kg thuốc và 400kg thức ăn, thì người nuôi cần tính lượng nước cần thiết để hoà tan 1kg thuốc để tưới vào 400kg thức ăn là 400/40*7 = 70 lít nước.

- Dùng thùng có vòi sen múc nước thuốc tưới đều vào thức ăn. Nhớ canh theo tỉ lệ 7 lít nước thuốc tưới cho 40kg thức ăn viên. Sau khi tưới thuốc xong nên để thức ăn nơi thoáng mát khoảng 30 phút để thuốc ngấm sâu vào viên thức ăn mới rãi đều khắp ao cho cá ăn. Một số loại thuốc tan không hoàn toàn (ví dụ như Florphenicol bột) trong quá trình tưới vào thức ăn cần quậy đảo liên tục, tránh thuốc bị sa lắng dưới đáy thùng.

- Đối với thức ăn tự chế, sau khi tính đủ lượng thuốc cho số cá trong ao, bà con nên trộn số thuốc này với số cám dùng trong hỗn hộp tự chế theo tỉ lệ nhân đội nhiều lần cho đến hết số cám (việc trộn theo tỉ lệ nhân đội giúp thuốc phân tán điều vào cám). Sau khi cám và thuốc đã trộn đều thì mới dùng số cám + thuốc này trộn vào các thành phần khác theo tỉ lệ của thức ăn tự chế. Cần hỗ trợ thêm hệ miễn dịch cũng như tăng cường khả năng hấp thụ cho cá như Vime Glucan. Tuỳ theo loại kháng sinh mà ta có thể hỗ trợ thêm Vitamin C và men tiêu hoá để tăng cường kháng thể cho cá.

Kết luận: Qua quá trình ứng dụng kỹ thuật điều trị bệnh theo phương pháp vừa nêu, Trại Nghiên cứu thuỷ sản nước ngọt của Cty Vemedim và các trang trại nuôi cá ở các tỉnh ĐBSCL đã đạt được kết quả rất tốt.


Có thể bạn quan tâm

Chồn Nhung Đen Không Thuộc Vật Nuôi Nông Nghiệp Chồn Nhung Đen Không Thuộc Vật Nuôi Nông Nghiệp

Trước tình trạng hàng ngàn nông dân trên khắp cả nước đang đua nhau nuôi chồn nhung đen, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản đề nghị sở NN-PTNT các tỉnh, thành kiểm soát việc nuôi và phát tán chồn nhung đen.

12/07/2012
Dưa Hấu Về Nông Thôn Giá 2.000 – 3.000 Đồng/kg Dưa Hấu Về Nông Thôn Giá 2.000 – 3.000 Đồng/kg

Trước tình trạng dưa hấu trong tỉnh An Giang “đụng” phải nguồn cung dưa hấu dồi dào từ một số tỉnh trong khu vực như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An…, nhiều hộ trồng dưa hấu ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã chuyển hướng tự thu hoạch dưa hấu đưa đi tiêu thụ ở các chợ nông thôn hoặc bày bán dọc theo đường đi cho du khách.

12/07/2012
Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Cá Trê Lai Bán Thâm Canh Ở Nhà Bè (TP. HCM) Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Cá Trê Lai Bán Thâm Canh Ở Nhà Bè (TP. HCM)

Trong tự nhiên, cá rô phi và cá trê lai là loài ăn tạp, bao gồm sinh vật phù du, tảo sợi, rong có lá, động vật đáy, các loài nhuyễn thể, tôm cá con và cả mùn bã hữu cơ. Tính ăn mồi động vật của hai loại cá này tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1 - 9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu thực vật như rong, tảo, giảm bắt mồi động vật. Nói chung đây là hai loài cá dễ nuôi, dễ ăn, mau lớn. Một ưu điểm nữa của cá trê lai, đó là loài cá có sức chống chịu cao đối với điều kiện xấu của ao nuôi.

12/07/2012