Dưa Hấu Ùn Tắc Tại Cửa Khẩu Tân Thanh

Ông Phùng Quang Hộ - Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn), cho biết: Đến trưa ngày 3/4, tại cửa khẩu Tân Thanh vẫn còn trên 200 xe vận chuyển dưa hấu (20 - 25 tấn/xe) còn ứ đọng chưa được thông quan.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do hiện nay dưa hấu đang vào thời điểm chính vụ thu hoạch, lại được giá (từ 8.000 đến11.000 đồng/kg). Vì vậy, các vùng trồng dưa đang ào ào thu hoạch để xuất sang Trung Quốc. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày có hơn 300 xe chở dưa ở các tỉnh miền Trung đến làm thủ tục xuất khẩu. Trong khi tại khu bãi chợ Pò Chài, Quảng Tây (Trung Quốc) mỗi ngày chỉ tiếp nhận được 200 xe hàng nông sản các loại...
Trước tình trạng này, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và Cục Hải quan Lạng Sơn đã đi kiểm tra thực tế và tìm biện pháp tháo gỡ, xử lý ùn tắc, giải tỏa hàng hoá tại cửa khẩu cho doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Công Trưởng - Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn - cho biết: Cục đã chỉ đạo chi cục thông quan bất cứ thời gian nào có thể để tạo thuận lợi cho các xe hàng. Hiện tại phía nước bạn chỉ mở cửa đến 8 giờ tối. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh sẽ đề nghị với phía nước bạn tăng thời gian mở cửa để giải quyết lượng nhanh hàng ùn tắc.
Tuy nhiên, ông Trưởng cũng khuyến cáo: Người nông dân nên giãn khoảng cách thu hoạch để tránh bị ùn tắc hàng, ảnh hưởng tới chất lượng. Đặc biệt giảm nguy cơ doanh nghiệp phía nước bạn ép giá do lượng hàng thông quan quá lớn.
Có thể bạn quan tâm

Là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh Phạm Văn Chương (xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình nhờ trồng mía nguyên liệu mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương.

Trong tháng 6 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi cá chẽm tại 2 hộ là ông Nguyễn Văn Tùng ở ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải và ông Trần Vũ Linh ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Tổng kinh phí đầu tư cho mô hình quy mô 1ha là hơn 58 triệu đồng.

Tình hình nuôi tôm biển (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) trong vùng quy hoạch ngọt hóa (VQHNH) đã và đang xảy ra. Nếu diện tích này tăng, sẽ gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ vùng nước ngọt trong hệ thống Cống đập Ba Lai (Bến Tre).