Bianfishco Thỏa Thuận Phương Án Trả Nợ
Ngày 18/4, tại KCN Trà Nóc I (Cần Thơ), Công đoàn các KCN & Chế xuất Trà Nóc (Cần Thơ) và Cty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) tổ chức cuộc họp với các đối tác và đại diện các hộ nông dân bán cá tra.
Ông Trần Văn Trí, người được ủy quyền đại diện Bianfishco, cho biết, sau khi trình bày tình hình nợ và những đề xuất với các cấp các ngành, ngày hôm nay (19/4) Cty sẽ họp mặt với các đối tác và dân bán cá tra để báo tin vui là đã có hướng mở về các phương án trả nợ tiền cá tra.
Hôm qua đoàn công tác Cty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (Bộ Tài chính) do ông Phạm Thanh Quang, Tổng giám đốc dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP Cần Thơ; đồng thời khảo sát vùng nuôi cá nhằm giải quyết những khoản nợ của Bianfishco. Trong đó, nội dung cuộc họp nhằm thỏa thuận bước đầu về phương án trả nợ với tất cả các hộ bán cá tra cho Bianfishco; đồng thời sẽ thực hiện tái cấu trúc Cty để tiếp tục hoạt động trở lại.
Đặc biệt, trong các giải pháp tái cấu trúc Bianfishco đề nghị sẽ tiến hành nhanh, trong đó có trả lương công nhân, để công nhân không phải nghỉ và tìm việc ở nhà máy khác. Theo ông Trí, thời gian qua Bianfishco rất khó khăn, chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề nợ tiền dân bán cá. Sau khi trả nhiều đợt, số tiền nợ cá tra của các hộ dân giảm còn khoảng 200 tỷ đồng.
Tại cuộc họp, ông Thái Bá Thi đại diện một số hộ bán cá tra chưa thu hết nợ đặt vấn đề tiền lãi sau thời gian nợ kéo dài. Tuy nhiên cũng có ý kiến của dân bán cá đề nghị chia sẻ khó khăn với Bianfishco, có thể bàn trả lãi một phần hoặc chỉ trả đủ số tiền nợ mà không tính lãi. Theo ông Trí kể từ ngày 19/4 Bianfishco sẽ tiến hành đối chiếu nợ với các hộ bán cá tra để sớm báo cáo với Cty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
Related news
Ở thôn Dương Sơn xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn) có mô hình sản xuất tổng hợp của gia đình ông Ngô Mạnh Hồng gồm 1,5 mẫu ruộng khoán, một khu riêng biệt nuôi gà đẻ trứng với diện tích gần 100m2, cùng với 13ha ruộng thuê để sản xuất khoai tây giống.
Men theo con đường đất chúng tôi tìm về nhà chị Bùi Thị Trạm ở xóm Dài xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn. Đón tôi là một người phụ nữ dáng vẻ lam lũ nhưng khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười xởi lởi. Nhìn cơ ngơi của chị, khó ai có thể tin rằng trước đây chị là một hộ nghèo trong xã.
Từ hai bàn tay trắng, nhưng nhờ áp dụng mô hình nuôi cá lóc mà anh Thái Văn Luông (39 tuổi, ngụ ấp Khánh Lợi, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - An Giang) đã khá lên. Có được sự thành công ban đầu, anh mua đất đầu tư mở rộng mô hình ương nuôi cá lóc giống cũng mang lại hiệu quả cao.