Bianfishco Thỏa Thuận Phương Án Trả Nợ

Ngày 18/4, tại KCN Trà Nóc I (Cần Thơ), Công đoàn các KCN & Chế xuất Trà Nóc (Cần Thơ) và Cty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) tổ chức cuộc họp với các đối tác và đại diện các hộ nông dân bán cá tra.
Ông Trần Văn Trí, người được ủy quyền đại diện Bianfishco, cho biết, sau khi trình bày tình hình nợ và những đề xuất với các cấp các ngành, ngày hôm nay (19/4) Cty sẽ họp mặt với các đối tác và dân bán cá tra để báo tin vui là đã có hướng mở về các phương án trả nợ tiền cá tra.
Hôm qua đoàn công tác Cty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (Bộ Tài chính) do ông Phạm Thanh Quang, Tổng giám đốc dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP Cần Thơ; đồng thời khảo sát vùng nuôi cá nhằm giải quyết những khoản nợ của Bianfishco. Trong đó, nội dung cuộc họp nhằm thỏa thuận bước đầu về phương án trả nợ với tất cả các hộ bán cá tra cho Bianfishco; đồng thời sẽ thực hiện tái cấu trúc Cty để tiếp tục hoạt động trở lại.
Đặc biệt, trong các giải pháp tái cấu trúc Bianfishco đề nghị sẽ tiến hành nhanh, trong đó có trả lương công nhân, để công nhân không phải nghỉ và tìm việc ở nhà máy khác. Theo ông Trí, thời gian qua Bianfishco rất khó khăn, chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề nợ tiền dân bán cá. Sau khi trả nhiều đợt, số tiền nợ cá tra của các hộ dân giảm còn khoảng 200 tỷ đồng.
Tại cuộc họp, ông Thái Bá Thi đại diện một số hộ bán cá tra chưa thu hết nợ đặt vấn đề tiền lãi sau thời gian nợ kéo dài. Tuy nhiên cũng có ý kiến của dân bán cá đề nghị chia sẻ khó khăn với Bianfishco, có thể bàn trả lãi một phần hoặc chỉ trả đủ số tiền nợ mà không tính lãi. Theo ông Trí kể từ ngày 19/4 Bianfishco sẽ tiến hành đối chiếu nợ với các hộ bán cá tra để sớm báo cáo với Cty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm nay, huyện Cẩm Khê gieo trồng 3.250 ha lúa các loại trong đó gần 70% là diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao. Các giống được gieo trồng chủ yếu như: Nhị ưu số 7, 838, Thục hưng 6, Q5 và các giống lúa thuần, giống có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp với khả năng đầu tư thâm canh của các hộ dân như: Bao Thai, Khang dân 18, Khang dân đột biến, Hương thơm số 1, Nếp 97.

Nổi tiếng và từng đi vào thi ca, song quýt làng Hương Cần, xã Hương Toàn (thị xã Hương Trà - Thừa Thiên Huế) trải qua bao năm tháng thăng trầm. Vượt qua nhiều thách thức, đến nay quýt Hương Cần vẫn giữ được vị ngọt thơm nồng nàn đặc trưng.

Tỉnh Bình Ðịnh là một trong những địa phương có đàn bò nhiều nhất khu vực miền Trung với tổng đàn trên 246 ngàn con, tỉ lệ bò lai chiếm gần 69% tổng đàn. Thời gian qua, nhờ làm nghề chăn nuôi vỗ béo bò, nhiều hộ nông dân trong tỉnh có thu nhập khá cao.