Giá / Tin nông nghiệp

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 15

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 15
Tác giả: 2LUA.VN tổng hợp
Ngày đăng: 20/12/2017

Phần 15 - Bệnh hại và cách nhận biết - Bệnh do vi rút gây hại

Phá hại

Lá và thân cây có thể bị mất màu hoặc bị biến dạng ảnh hưởng đến sự quang hợp và hút chất dinh dưỡng làm cho năng suất kém hoặc cây con bị chết. Quả có thể chín không đều và biến dạng hoặc hỏng.

Chu kỳ sống

Khác với vi khuẩn và nấm, virút không sinh sản. Chúng được nhân lên bằng cách làm cho tế bào của cây ký chủ sinh ra các phiên bản virút mới. Làm như vậy virút tạo ra triệu chứng ở cây ký chủ và rút hết hợp chất nitơ của cây. Virút thường lan từ cây này sang cây khác thông qua côn trùng hút nhựa ở dưới đất và trên mặt đất nhưng cũng có thể lan thông qua việc ghép cây, hạt giống và phấn hoa và thông qua dụng cụ cắt tỉa cành cây.

Nhận dạng

Việc rút hết hợp chất nitơ bởi virút có thể gây nên triệu chứng đầu tiên của cây là làm vàng lá như trong trường hợp virút sọc ngô và bệnh khảm. Nhưng tác động của chất độc do sự có mặt của virút có thể nhìn thấy đầu tiên đó là những chấm màu nâu ở trên lá, ví dụ như làm héo đốm lá cà chua.

Phương pháp khuyến cáo

Các bệnh virút là cực kỳ khó kiểm soát một khi cây đã bị bệnh.

Nếu bị nặng có thể cần thiết phải bỏ hoang đất trong thời gian dài (5-10 năm).

Chúng có thể được ngăn ngừa tốt nhất bằng cách trồng những cây khỏe mạnh (Phần I: Phục hồi độ phì nhiêu của đất), luân canh (Phần I: Đưa vào đa dạng cây trồng) và vệ sinh cũng như thực hành chăn nuôi tốt (Phần I: Các chiến lược hỗ trợ): kể cả việc sử dụng cây và hạt không có virút.

Ngoài ra số lượng côn trùng hút nhựa như rệp vừng, châu chấu lá cây, ve, vảy bắc, héo ngọn, và bọ trắng cần phải được kiểm soát chặt chẽ (không loại bỏ toàn bộ) và hạn chế sự di chuyển của chúng bằng cách có chắn gió.

Trong trường hợp giun tròn và nấm mang virút ở trong đất, chính sách tốt nhất là đảm bảo sự cân bằng của các loại sinh vật trong đất bằng cách không cày xới đất, cho thêm phân compốt, lớp phủ và luân canh.

Các biện pháp bổ trợ

Các biện pháp bổ trợ sau đây được nêu trong tài liệu nhằm kiểm soát bệnh do virút gây nên: Tro; Đốt; phân ủ; Phân bón v.v; Sữa; Lớp phủ; Ớt;

Phun thường xuyên bằng nước lấy từ phân compốt, và hỗn hợp phân bón và nước giải sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cây.

Trong trường hợp bị tấn công nhẹ, thử phun dung dịch hỗn hợp tro, sữa hoặc bất cứ loại cây nào nêu ở trên.

Trong trường hợp bị nặng hoặc bị nhẹ nhưng không kiểm soát được bằng biện pháp bổ trợ, cần phải loại bỏ và mang chôn tất cả mọi thứ bị virút.

Kiểm tra

Phòng ngừa sự bùng nổ bằng cách kiểm tra xem đất có ở trong điều kiện tối ưu không, cây trồng có khỏe mạnh không và các giống cây lựa chọn có kháng virút không để tránh bị bệnh virút. Đồng thời kiểm tra xem có đủ độ đa dạng của cây trồng với hình thức luân canh và các hình thức canh tác khác không. Giảm đến mức thấp nhất sự lây lan của bệnh thông qua việc vệ sinh vườn, thời gian trồng và khoảng cách cây trồng. Kiểm tra số lượng lớp phủ và sử dụng chắn gió. Theo dõi thường xuyên và áp dụng các phương pháp bổ trợ nếu cần thiết. Loại bỏ và đốt tất cả những cây bị bệnh nặng.

---

(Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ)

Dựa trên tài liệu canh tác tự nhiên của Zimbabue


Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 12 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 12

Phần 12 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng: Chanh, quả dọc, măng chua và đường; Nghệ, gừng; Dung dịch gừng, tỏi, rượu; Cải các loại

20/12/2017
Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 13 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 13

Phần 13 - Bệnh hại và cách nhận biết - Bệnh do vi khuẩn gây hại. Những loại vi khuẩn khác tấn công hệ thống rễ cây - Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên

20/12/2017
Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 14 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 14

Phần 14 - Bệnh hại và cách nhận biết - Bệnh do nấm gây hại. Rất nhiều bệnh nấm tấn công tất cả các phần của cây - Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên

20/12/2017