Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 12
Phần 12 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng (hết)
31/ Chanh, quả dọc, măng chua và đường
Lấy 1 kg chanh quả, 1 kg măng chua, 1 kg quả dọc chua, 1 kg đường. Ngâm hỗn hợp 4 loại trong 2 tuần sau đó đổ thêm 10 lít nước trộn và tiếp tục ngâm thêm 2 tuần nữa. Chắt dung dịch ra hòa với tỉ lệ: 1/100 (1 cốc dung dịch hòa 100 cốc nước lã )
Phun lên cây trừ các loại bệnh nấm như lở cổ rễ, thỗi xám, mốc đen vv...
32/ Nghệ, gừng
Vật liệu: 1 kg nghệ vàng, 1kg gừng, 0,5 kg lá thanh hao, 0,5 kg ớt cay, 1kg đường. Ngâm tất cả vật liệu trong 2 tuần sau đó đổ thêm 10 lít nước trộn đều và tiếp tục ngâm thêm 2 tuần nữa. Chắt dung dịch hòa với thỉ lệ 1/100 phun trừ sâu, bọ nhảy các loại. Phun liền trong một tuần.
33/ Dung dịch gừng, tỏi, rượu
+ Dùng để phòng trừ sâu bệnh hại
1. Nguyên liệu:
• Gừng
• Tỏi
• Rượu
• Đường đỏ
2. Cách làm:
• Thái mỏng và để riêng từng loại vật liệu
• Cho từng loại vật liệu vào chum riêng biệt, đổ một lượng rượu trắng vào chum theo tỉ lệ 1 kg vật liệu /1 lít rượu.
• Sau 12 giờ, thêm vào một lượng đường đỏ theo tỉ lệ (1:0,3)1kg vật liệu ban đầu / 0,3 kg đường, trộn đều, đậy kín bằng giấy bản để 5 ngày.
• Sau 5 ngày, tiếp tục thêm một lượng rượu trắng theo tỉ lệ 1kg vật liệu ban đầu / 5 lít rượu (1:5) để 15 ngày.
• Tách riêng phần chất lỏng và bã.
• Giữ phần chất lỏng trong lọ kín, ở nơi bóng mát làm vật liệu nguyên chất, để pha loãng dùng dần.
34/ Cải các loại
Vật liệu: 3 kg cải các loại (loại không sử dụng); 1 kg đuờng.
Ngâm hốn hợp trong 2 tuần sau đó đổ thêm 10 lít nước trộn đều và ngâm tiếp 2 tuần nữa. Chắt dần dung dịch ra hòa loãng với nước để phun trừ sâu các loại
35/ Rau muống, ngải cứu, thân cây chuối
+ Để pha phối hợp, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng bằng cách phun trực tiếp lên lá
1. Nguyên liệu:
• Rau muống: • Ngải cứu
• Thân cây chuối • Đường đỏ
2. Cách làm
• Thái nhỏ từng loại thực vật khoảng 2-3 cm và để riêng
• Trộn riêng từng loại với đường đỏ theo tỉ lệ 1: 0,5, bớt lại một ít đường
• Cho từng loại đã trộn đường vào chum riêng biệt, rải một lớp đường còn lại lên trên bề mặt để giữ ẩm, dùng một hòn đá đặt lên trên để giảm thể tích nguyên liệu và đậy kín chum lại.
• Sau 5-7 ngày, tách riêng phần nước và bã. Phần nước cho vào chai đậy kín, được giữ ở nơi tối và mát, làm dung dịch nguyên chất để pha loãng dùng dần, phần bã dùng để ủ phân.
36/ Quả chuối, đu đủ lên men.
+ Để pha phối hợp, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây bằng phương pháp phun qua lá
1. Nguyên liệu:
• Chuối quả • Đu đủ
• Đường đỏ
2. Cách làm:
• Chuối tiêu chín thái lát cả vỏ, chộn đều với đường theo tỉ lệ 1 kg chuối / 0,5 kg đường sau đó cho vào chum, rải một lớp đường lên bề mặt và đậy kín để từ 5-7 ngày.
• Đu đủ cắt dọc 1/3 quả, sau đó đổ đầy đường vào trong với tỉ lệ 10 kg quả / 0,5 kg đường và đậy lại bằng chính1/3 quả vừa cắt rời, đặt vào một vật chứa bằng nhựa giữ nước quả không chảy ra ngoài, để từ 5-7 ngày.
• Sau 5 -7 ngày, tách riêng phần chất lỏng nguyên chất cho vào chai đậy kín, giữ trong bóng mát để pha loãng dùng dần, bã dùng để ủ phân.
37/ Dung dịch cá
+ Để pha phối hợp, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây bằng phương pháp phun qua lá.
1. Nguyên liệu:
• Cá biển hoặc cá sông hoặc đầu, đuôi, ruột cá.
• Đường đỏ
2. Cách làm:
• Cắt cá khoảng từ 2-3 cm + đường theo tỉ lệ 1kg cá / 0,5-0,7 kg đường
• Trộn đều cho vào chum, sau đó phủ một lớp đường lên bề mặt và đậy kín
• Để trong 12 -14 ngày sẽ được một dung dịch cá
• Tách riêng phần lỏng và bã
• Phần lỏng được giữ ở chai lọ đặt nơi bóng mát, tránh ánh sáng
38/ Dung dịch xương ( có thể kết hợp thêm vỏ trứng)
+Để pha phối hợp, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng qua lá hoặc gốc.
1. Nguyên liệu:
• Xương trâu/ bò/ lợn
• Dấm
2. Cách làm:
• Xương được đốt thành than
• Đập nhỏ và cho vào chum
• Cho dấm trắng vào với tỉ lệ 1 kg xương / 10 lít dấm
• Ngâm trong 2 tuần
A. CÁCH HỐN HỢP VÀ TỶ LỆ PHA CÁC DUNG DỊCH SAU KHI CHIẾT XUẤT
1. Hỗn hợp 1 (HH1):
20 gr mỗi loại
• Dung dịch thân chuối
• Dung dịch rau muống 20 gr mỗi loại
• Dung dịch xương dấm
10 gr mỗi loại (nếu có nhiều sâu hại)
• Dung dịch gừng
• Dung dịch tỏi
=> Cho ra dung dịch ngải cứu và hoà với 10 lít nước
Cách dùng: HH1 thường được phun cho cây trồng ở giai đoạn đầu phát triển của cây, giúp cây nhanh ra rễ và lá mới, phục hồi nhanh sau khi trồng.
2. Hỗn hợp 2 (HH2)
20 gr mỗi loại
• Dung dịch thân chuối
• Dung dịch rau muống
• Dung dịch ngải cứu
• Dung dịch măng tre
• Dung dịch cá
10 gr mỗi loại
• Dung dịch quả chuối
• Dung dịch xương dấm
• Dung dịch vi sinh vật
=> Hoà với 10 lít nước
Cách dùng: HH2 thường được phun cho cây ở giai đoạn cây đang tăng trưởng nhanh về thân lá cành. (giai đoạn phát triển thân lá
3. Hỗn hợp 3 (HH3):
20 gr mỗi loại
• Dung dịch đu đủ
• Dung dịch rau muống
• Dung dịch ngải cứu
10 gr mỗi loại (Nếu có nhiều sâu hại)
• Dung dịch xương dấm
• Dung dịch gừng
• Dung dịch tỏi
=> Hoà với 10 lít nước
Cách dùng: HH 3 thường được phun phối hợp với HH 2 cho cây rau ăn quả ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực, đảm bảo dinh dưỡng cho cây ra hoa kết trái. Không trộn lẫn 2 hỗn hợp với nhau mà phun xen kẽ nhau.
Chú ý:
• Việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng phải căn cứ vào tình trạng sinh trưởng và phát triển thực tế của cây trồng và các yếu tố ngoại cảnh tác động khác.
• Cách tổ chức tiến hành sản xuất các chế phẩm nên đưa vào hoạt động nhóm. Có thể phân công một số thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm sản xuất ra các chế phẩm để cung cấp cho tất cả các thành viên trong nhóm sử dụng có sự hỗ trợ và giám sát của nhóm.
• Để tránh lãng phí, chỉ nên phối hợp dung dịch thảo mộc với các dung dịch khác khi trên ruộng có nhiều sâu hại có khả năng làm ảnh hưởng tới năng suất
39/ Dấm gỗ
Dấm gỗ là một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất than củi. Nó là một dung dịch được hình thành từ khí đốt củi tươi trong điều kiện yếm khí. Khi khí đốt bị nguội đi, nó ngưng tụ thành dung dịch lỏng. Trong nước cốt dấm gỗ có hơn 200 chất hóa học như axit axetic, phomalđehit, Valeric-êtylic, Metanol, hắc ín vv... Dấm gỗ cải tạo chất lượng đất, loại trừ dịch hại và kiểm soát sự sinh trưởng của cây trồng, nhưng nó hơi độc đối với cá và rất độc đối thực vật nếu sử dụng quá nhiều. Nó thúc đẩy sự sinh trưởng của rễ, thân, củ, lá, hoa và quả. Trong một số trường hợp nào đó, nó có thể kìm hãm sự sinh trưởng
của cây nếu sử dụng dấm gỗ ở những khối lượng lớn khác nhau. Nghiên cứu cho thấy sau khi phun dấm gỗ trong vườn quả đã làm tăng số lượng quả trên cây. Dấm gỗ an toàn đối với các vật chất sống trong chuỗi thức ăn đặc biệt là các côn trùng giúp thụ phấn cho cây.
Dấm gỗ được tạo ra bởi việc đốt cháy 63-83 kg củi tươi củi tươi trong lò than củi được làm từ một thùng phi đựng dầu có dung tích 200 lit, và một ống thông khói bằng bê tông cao khoảng 120 cm có đường kính 4 inch (10cm). Củi để làm dấm tốt nhất là những củi có nhiều phần gỗ lõi.
Tiến trình
1. Phơi củi còn cả lõi và vỏ 5-15 ngày.
2. Chất củi vào trong lò (ảnh1). Đóng lò và đậy tất cả các lỗ bằng đất sét. Đốt lò ở nhiệt độ 120-4300C.
3. Sau 1 tiếng, đặt một mái che ở phần bên trên của lỗ thông khói (ảnh 2). Nếu xuất hiện các giọt nước màu nâu hoặc nâu tối trên mái, lúc đó ta cho khói bay qua một ống tre để hơi nóng có thể được ngưng tụ lại thành chất lỏng.
4. Đặt một bình hoặc lọ để thu lại các giọt dấm chảy từ ống tre.
5. Nếu đốt củi 12-15 tiếng trong lò có dung tích 200-lít dầu, sẽ sản xuất từ 2-7 lit dấm. Lúc này nó được gọi là cốt dấm.
6. Để cốt dấm trong 3 tháng cho lắng xuống. Dấm sẽ chuyển sang màu vàng như dầu thực vật. Sau chuyển màu nâu sáng và hắc ín sẽ lắng đọng lại. Phần trên cùng sẽ là một là lớp màu dầu sáng trong. Lấy đi phần nhựa (hắc ín) và phần có màu dầu sáng cũng như phần đục có màu nâu tối thì phần còn lại sẽ là dấm chua (ảnh 3).
Sử dụng
Pha dấm vào nước với tỷ lệ 1:50 (1 lit dấm gỗ với 50 lit nước), hoặc pha đến tỉ lệ 1:800 (1 lit dấm gỗ với 800 lit nước). Phun hỗn hợp pha lên trên các chồi cành non. Dấm gỗ như hoocmon kích thích sẽ được thấm vào trong các cành, thân hoặc lá. Cây sẽ khỏe hơn, lá sẽ xanh hơn và kháng lại sâu bệnh hại.
Lợi ích
• 1. Nông dân có thể sản xuất dấm gỗ từ các cành được xén tỉa trên cây.
• 2. Dấm gỗ an toàn đối với con người, động vật, thực vật và môi trường.
• 3. Dấm gỗ giúp cây trồng phát triển tốt hơn, khỏe hơn và kháng lại sâu bệnh.
• 4. Sản phẩm cây trồng có chất lượng cao và an toàn.
• 5. Chi phí sản xuất thấp do tiết kiệm chi phí mua hóa chất.
---
(Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ)
Dựa trên tài liệu canh tác tự nhiên của Zimbabue
Có thể bạn quan tâm
Phần 9 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng: Cây hành tăm, Tỏi, Chè, Ớt, Đu Đủ, Hoa cúc lá nhỏ, ...Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên
Phần 10 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng: Khoai lang, Cà chua, Sắn, Cây trúc đào, Cây húng quế, ... Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên
Phần 11 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng: Cây húng quế dại có lông tơ trắng, Cây thầu dầu, Cúc vạn thọ Mehicô, Cốt khí hoa vàng