Giá / Tin nông nghiệp

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 13

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 13
Tác giả: 2LUA.VN tổng hợp
Ngày đăng: 20/12/2017

Phần 13 - Bệnh hại và cách nhận biết - Bệnh do vi khuẩn gây hại

Phá hại

Vi khuẩn làm nâu và vàng lá, thân và quả của cây, với những phần bị ảnh hưởng bị thối rữa ví dụ như héo, thối nhũn hoặc đốm lá. Những loại vi khuẩn khác tấn công hệ thống rễ cây, ví dụ thối nhũn.

Chu kỳ sống

Vi khuẩn là nhưng vi sinh vật rất nhỏ mà tế bào của chúng tách ra hoặc có thể liên kết lại thành những nhóm hoặc dải cực nhỏ. Mắt thường không thể nhìn thấy chúng. Vi khuẩn ký sinh lấy thức ăn từ cây chủ và vì vậy làm cho cây yếu đi. Hầu hết các loại vi khuẩn đều sinh sản bằng việc tách đôi tế bào thành hai phần nhưng có một số ít loài sinh sản bằng tế bào bố mẹ sinh ra tế bào mới. Một số loại vi khuẩn sống trong đất trong khi đó một số khác lại sống trong thân cây trên mặt đất. Vi khuẩn sinh sống trong đất có thể lây lan bằng nước mặt (sói mòn) hoặc chỉ đơn giản là do do những giọt mưa hoặc do tưới nước bắn đất lên lá cây. Đất bị nhiễm vi khuẩn có thể bị lan chuyền từ nơi này sang nơi khác khi trồng cây hoặc do dính vào ủng, dụng cụ và nguồn nước v.v. của người trồng cây. Vi khuẩn sống ở trên mặt đất có thể truyền từ nơi này sang nơi khác do gió, côn trùng và do dụng cụ và vật liệu cây bị dính vi khuẩn.

Nhận dạng

Sự có mặt của vi khuẩn tấn công có thể được xác định thông qua sự yếu đi của cây mà không thấy có loại côn trùng phá hại nào hoặc thấy những tật dị dạng ở trên cây hoặc sự phát triển không bình thường của cây.

Phương pháp khuyến cáo

Bệnh do vi khuẩn gây nên có thể ngăn ngừa tốt nhất bằng cách trồng những cây khỏe mạnh như khuyến cáo trong phần I : Phục hồi độ phì nhiêu của đất), luân canh (Đưa vào đa dạng cây trồng) và (vệ sinh)

-Nếu bị bệnh nặng có thể cần phải bỏ hoang đất trong thời gian dài

-Lớp phủ có thể làm giảm đến mức tối thiểu sự lây lan của bệnh do tránh được đất bắn lên. Cũng vì lý do này, tưới nước ở mặt đất tốt hơn là tưới nước từ trên xuống.

-Đảm bảo nước tưới không bị bệnh và không bị nhiễm bởi cây bị bệnh. -Chắn gió cũng giúp giảm sự lây lan do giảm khả năng gió mang bệnh. -Xử lý giống để giảm sự lây lan của bệnh

Các biện pháp bổ trợ

-Sử dụng tro bếp

-Đốt tất cả những cây bị bệnh cho đến khi thành tro. Tro của chúng sau đó sẽ an toàn khi sử dụng để kiểm soát sâu bệnh khác trong ruộng hoặc trong kho.

-Sử dụng phân ủ (hướng dẫn ở mục phân ủ)

-Phân, Ánh nắng, nớc nóng, tỏi, cà chua

Kiểm tra

Kiểm tra vệ sinh trong vườn và sử dụng các loại cây kháng khuẩn, thời gian trồng và khoảng cách cây trồng để giảm đến mức thấp nhất sự lây lan của các bệnh do vi khuẩn gây nên. Kiểm tra số lượng lớp phủ và sử dụng cây chắn gió. Theo dõi thường xuyên và áp dụng các phương pháp bổ trợ nếu cần thiết.

---

(Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ)

Dựa trên tài liệu canh tác tự nhiên của Zimbabue


Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 10 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 10

Phần 10 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng: Khoai lang, Cà chua, Sắn, Cây trúc đào, Cây húng quế, ... Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên

20/12/2017
Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 11 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 11

Phần 11 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng: Cây húng quế dại có lông tơ trắng, Cây thầu dầu, Cúc vạn thọ Mehicô, Cốt khí hoa vàng

20/12/2017
Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 12 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 12

Phần 12 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng: Chanh, quả dọc, măng chua và đường; Nghệ, gừng; Dung dịch gừng, tỏi, rượu; Cải các loại

20/12/2017