Giá / Tin nông nghiệp

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 14

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 14
Tác giả: 2LUA.VN tổng hợp
Ngày đăng: 20/12/2017

Phần 14 - Bệnh hại và cách nhận biết - Bệnh do nấm gây hại

Phá hại

Rất nhiều bệnh nấm tấn công tất cả các phần của cây làm hỏng bề ngoài của sản phẩm, làm giảm năng suất hoặc mất mùa. Hầu hết các loại cây đều dễ bị bệnh nấm thuộc loại này hoặc loại kia, mỗi loại nấm đều có những cây ký chủ nhất định.

Chu kỳ sống

Nấm là những vi sinh vật lấy dinh dưỡng từ những cây khác. Bệnh nấm lan chủ yếu bởi bào tử có thể được đưa đến những vị trí khác bởi gió, nước, đất, côn trùng, chim, động vật và con người thông qua công cụ và các hoạt động. Rất nhiều loại nấm thích điều kiện ẩm ướt.

Nhận dạng

Nấm có thể nhìn thấy như là những đám mốc trên bề mặt quả và lá nhưng cũng có thể xuất hiện như là những đốm màu đen hoặc màu nâu trên lá, ngọn, hoa và quả làm cho chúng thối nát. Mục nát rễ cây có thể được nhận dạng bằng cách kiểm tra các phần của hệ thống rễ khi thấy cây bị héo mà không biết rõ nguyên nhân.

Phương pháp khuyến cáo

Bệnh nấm có thể phòng ngừa tốt nhất bằng cách trồng những cây khỏe mạnh (Phần I: Mục 1 Phục hồi độ phì nhiêu của đất), luân canh (Phần I: Mục 3 Đưa vào đa dạng cây trồng) và vệ sinh cũng như chăn nuôi tốt

Rải lớp phủ có thể làm giảm đến mức tối thiểu sự lây lan của bệnh do tránh đất bắn lên. Lưu ý không nên sử dụng nhiều nước tưới hơn cần thiết. Khi tưới nước từ trên xuống, sử dụng liều lượng nước cần thiết tưới ít nhưng thường xuyên để tránh lá bị ướt trong thời gian dài.

Tưới nước trên bề mặt (kể cả tưới nhỏ giọt) tốt hơn là tưới nước từ trên xuống vì tưới từ trên sẽ làm ướt lá cây và vì vậy tạo điều kiện lý tưởng cho nầm bệnh phát triển. Tính toán thời gian để tưới cây để cho cây không bị ướt vào buổi tối sẽ giúp ngăn ngừa bệnh.

Đảm bảo nước tưới không bị bệnh và không bị ô nhiễm bởi cây bị bệnh.

Chọn đất dễ thoát nứơc để trồng những loại cây đặc biệt dễ bị nấm như khoai tây và cà chua, nếu không thì trồng cây trên những dải đất cao hoặc trên luống.

Chắn gió cũng giúp giảm sự lây lan do giảm khả năng gió mang bệnh.

Những kỹ thuật canh tác hữu ích khác là trồng xen nhiều loại cây trong cùng một vụ trong cùng mảnh đất hoặc trồng các cây cách ngày nhau – không trồng tất cả các cây cùng một lúc, trồng cây dọc theo ruộng theo chiều gió và chọn cây phù hợp với đất trong ruộng, ví dụ cam quít và các loại cây lâu năm thường thích đất có dưới 25% đất sét. Xử lý giống để giảm sự lây lan của bệnh được nêu trong Phần IV A1.

Các biện pháp bổ trợ

Những biện pháp sau được khuyến cáo trong tài liệu: Tro; Xô-đa làm bánh; Sinh học; Hỗn hợp Boocđô; Đốt; phân ủ ); Phân; Sữa ; Lớp phủ; Thuốc tím, Dung dịch xà phòng – chỉ một số loại xà phòng; Lưu huỳnh; Mặt trời ; Nước ; Hành; Tỏi; Ớt; Đu đủ; Cây lục lạc; Khoai lang; Cà chua; Hoa ngâu; Cây trúc đào; Cây húng quế ngọt; Cúc vạn thọ châu Phi; Cây anh túc Mêhicô, Táo gai; Húng quế dại; Dầu thầu dầu; Cúc vạn thọ Mêhicô và Cỏ lợn.

Hỗn hợp rượu vang Boocđô cho thấy rất hữu ích cho việc chữa trị bệnh nấm gỉ sắt trên cây cà phê.

Phun thường xuyên bằng nước lấy từ phân compốt, và hỗn hợp phân bón và nước giải cũng được coi là một trong những biện pháp bổ trợ hiệu quả nhất loại bỏ hoặc giảm bệnh và tăng sự khỏe mạnh cho cây và kháng các loại bệnh khác tốt hơn.

Lá và quả bị bệnh cần phải loại bỏ khỏi cây và mang đốt, chôn sâu hoặc làm phân compốt. Hạt từ quả hoặc rau bị bệnh không được mang gieo để trồng lại vì cây mọc lên lại bị bệnh.

Kiểm tra

Kiểm tra vệ sinh trong vườn và sử dụng các loại cây kháng nấm, thời gian trồng và khoảng cách cây trồng để giảm đến mức thấp nhất sự lây lan của các bệnh do nấm gây nên. Kiểm tra số lượng lớp phủ và sử dụng chắn gió. Theo dõi thường xuyên và áp dụng các phương pháp bổ trợ nếu cần thiết.

---

(Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ)

Dựa trên tài liệu canh tác tự nhiên của Zimbabue


Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 11 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 11

Phần 11 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng: Cây húng quế dại có lông tơ trắng, Cây thầu dầu, Cúc vạn thọ Mehicô, Cốt khí hoa vàng

20/12/2017
Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 12 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 12

Phần 12 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng: Chanh, quả dọc, măng chua và đường; Nghệ, gừng; Dung dịch gừng, tỏi, rượu; Cải các loại

20/12/2017
Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 13 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 13

Phần 13 - Bệnh hại và cách nhận biết - Bệnh do vi khuẩn gây hại. Những loại vi khuẩn khác tấn công hệ thống rễ cây - Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên

20/12/2017