Giá / Tin nông nghiệp

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 11

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 11
Tác giả: 2LUA.VN tổng hợp
Ngày đăng: 20/12/2017

Phần 11 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng (tiếp theo)

21/ Cây húng quế dại có lông tơ trắng

Mô tả: Thảo mộc hương liệu, bụi.

Tác dụng: Chống nấm nhẹ, trừ sâu, xua đuổi côn trùng

Đối tuợng: Rệp vừng, ruồi, sâu bướm có lông, giòi, muỗi, sâu bọ trên luống gieo hạt, ve nhện.

Bộ phận sử dụng: Cả cây

Ứng dụng: Ngâm lá vò nước trong 24 giờ, lọc và mang phun. Chất lỏng pha chế nào được sử dụng ở địa phương để giệt sâu bọ trong luống gieo hạt.

Các tác dụng khác: Làm thuốc, gia vị cho thức ăn, xua đuổi muỗi và ruồi

Cảnh báo:Chưa có cảnh báo nào được biết đến.

22/ Cây thầu dầu

Mô tả: Bụi, và cây phát triển nhanh.

Tác dụng:Tiếp xúc với chất độc, trừ nấm, trừ sâu, trừ giun tròn, xua đuổi côn trùng

Đối tượng: Rệp vừng, kiến cắn lá, sâu bướm, sâu ngài đêm, bét, bọ xít hôi và hình khiên, mối, giun tròn nói chung; bọ chét, rận, chuột chũi; nấm: bệnh loét, miếng vá màu nâu, chết vì ngập nước, thối rễ.

Bộ phận sử dụng: Lá và hạt là chủ yếu

Ứng dụng: Làm chất phun nói chung. Ngâm hạt xanh và lá vào nước trong 24 giờ, lọc và mang phun; phơi hạt xanh và lá và nghièn để làm bột rắc; đối với sâu ngài đêm cho 4 chén hạt có vỏ vò kỹ vào trong 2 lít nước đun sôi trong 10 phút, cho thêm 2 thìa cà phê dầu hỏa và một ít xà phòng, pha loãng trong 10 lít nước và mang tưới vào đất ngay; cho hạt xanh vào hang của chuột chũi hoặc chuột đồng như là chất xua đuổi; chôn hạt, lá hoặc dầu vào trong đất để chữa bệnh nấm; làm lớp phủ với cành và lá cây để đuổi mối; trộn với các loại thân cây màu đỏ sẽ hiệu quả hơn là các loại cây có thân màu xanh.

Các tác dụng khác: Làm dầu thực vật, làm thuốc, xà phòng và sử dụng trong công nghiệp

Cảnh báo: Hạt có chất độc cho người và gia cầm.

23/ Cúc vạn thọ Mehicô

Mô tả: Gây mùi hắc trong khu đất trồng cây và nơi đất bị xáo trộn.

Tác dụng: Trừ nấm, trừ sâu, trừ giun tròn, xua đuổi côn trùng

Đối tượng: Kiến, rệp vừng, nhặng, sâu bướm, ruồi, bọ chét, giòi, muỗi, mối, giun tròn, chống bệnh trên hạt cà phê, bệnh tàn rụi muộn, nấm mốc sương và các loại khác.

Bộ phận sử dụng: Cả cây

Ứng dụng: Ngâm các phần của cây trưởng thành đã vò nát vào 2 lít nước để 24 giờ, lọc và đem phun; thêm một nắm tro củi vào có thể tiêu diệt được nhiều loại côn trùng; nếu lấy cây đang ra hoa và ngâm kéo dài thêm 5 – 10 ngày và hàng ngày khuấy lên thì chất phun này sẽ hiệu quả hơn; chôn cây Tagetes tươi trong đất xung quanh cây để bảo vệ cây không bị sâu bọ tấn công; phun hàng tuần để chống bệnh nấm; trồng luân canh kể kiểm soát giun tròn; phơi khô và nghiền thành bột để rắc chống bọ chét v.v.. Vò lá vào da sẽ chống muỗi. Kiến có thể bị xua đuổi bằng cách tưới chất lỏng làm từ cây được vò nát vào đất xung quanh cây để bảo vệ hoặc chôn lá đã vò nát vào đất trước khi trồng cây.

Các tác dụng khác:Làm thuốc, cải tạo đất

Cảnh báo: Cây hương liệu này làm cho ong hung hăng hơn, vì vậy đừng để cho ong ngửi được loại cây này.

24/ Cốt khí hoa vàng

Mô tả: Cây bụi quanh năm, có hoa màu hoa cà và nhiều quả.

Tác dụng: Chống đầy, trừ sâu (thuốc trừ sâu), xua đuổi côn trùng.

Mục tiêu:Nhiều loại côn trùng, kể cả sâu đục lá, bọ xít hình khiên và rận trâu bò.

Các phần:

Ứng dụng: Vò 50 lá trong 1 lít nước, để 24 giờ, không dùng xà phòng. Nếu nước ấm khi phun sẽ hiệu quả hơn đối với rệp.

Các tác dụng khác: Làm thuốc, cải tạo đất

Cảnh báo: Phun tại chỗ để tránh giệt côn trùng có ích. Dùng làm sản phẩm thuốc trừ sâu bị hạn chế bởi một số tổ chức nông nghiệp hữu cơ.

25/ Ớt và tỏi

Khuấy 1 củ tỏi dã nhỏ hoặc sắt nhỏ với 1 thìa cà phê bột ớt trong 2 lít nước nóng, để nguội, lọc, cho thêm một ít xà phòng mềm và khuấy đều.

Phun chống sâu hại trên cây ăn quả.

26/ Ớt, tỏi và hành

Băm hoặc giã 1 củ tỏi, 1 củ hành và 1 thìa ớt cay và trộn với 1 lít nước, để 1 giờ, cho thêm 1 muỗng xà phòng nước.

Phun chống côn trùng nói chung.

27/ Ớt, cúc vạn thọ và hành

Băm 4 quả ớt, 4 củ hành và một nắm lá cúc vạn thọ Mêhicô. Cho một ít nước xà phòng lên trên, ngâm trong vòng 24 giờ, lọc và cho thêm 2 lít nước.

Chất phun này được khuyến cáo đặc biệt cho nhện đỏ.

28/ Ớt, tỏi cúc vạn thọ và hành

Lấy 3 nhánh tỏi to, 2 nắm chặt lá cúc vạn thọ Mêhicô, 2 củ hành to, 2 quả ớt to, cho nước vào đun sôi, để nguội, pha loãng với 4 lần nước, khuấy đều.

Phun chống côn trùng nói chung.

29/ Tỏi và cốt khí hoa vàng

Giã lá cốt khí tươi và tỏi khô thành hỗn hợp với một ít nước, trộn 50g hỗn hợp này với 1 lít nước và lọc. Dùng hàng tuần từ tuần thứ 1 sau khi cây mọc hoặc cấy, trồng cho đến 2 tuần trước khi thu hoạch.

Tưới vào đất xung quanh cây để chống sâu ăn bắp cải theo tỷ lệ 1 lít dung dịch cho 1 mét vuông.

30/ Xoan Ấn Độ:

Giã lá hoặc quả xoan chiết lẫy nước phun trừ rệp, sâu thân mềm, bọ trĩ, bọ phấn trắng...

---

(Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ)

Dựa trên tài liệu canh tác tự nhiên của Zimbabue


Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 8 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 8

Phần 8 - Sử dụng các chất để bảo vệ cây trồng và cách hỗn hợp như: Sữa, Lớp phủ, Dầu, Muối pha, Dung dịch xà phòng...Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên

20/12/2017
Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 9 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 9

Phần 9 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng: Cây hành tăm, Tỏi, Chè, Ớt, Đu Đủ, Hoa cúc lá nhỏ, ...Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên

20/12/2017
Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 10 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 10

Phần 10 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng: Khoai lang, Cà chua, Sắn, Cây trúc đào, Cây húng quế, ... Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên

20/12/2017