Thiếu thông tin thị trường, người trồng lạc thiệt hại

Theo giá bán lạc hiện nay thì bà con nông dân tại các huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên rất phấn khởi. Tuy nhiên, sự phấn khởi bởi lạc năm nay được mùa, được giá, lại không thuộc về người trồng lạc. Bởi lẽ, cách đây khoảng nửa tháng, nhiều hộ dân các xã vùng thấp trong tỉnh đã bước vào vụ thu hoạch lạc Xuân rầm rộ. Lạc thu được đến đâu, bán ngay đến đó. Giá bán ngay đầu vụ bình quân 8.500 – 9.500 đ/kg (bán lạc tươi). Với giá bán tại chỗ nêu trên, rất nhiều nhà nông tỏ vẻ hài lòng. Đa số người trồng lạc cho rằng, bán lạc tươi ngay sau thu hoạch “nếu” quy ra giá lạc phơi khô năm trước cũng đã ngang nhau (tức 16.000đ/kg). Hơn nữa, bán lạc tươi lại không mất thời gian, không tốn thêm công sức thu, phơi mỗi ngày...(!?)
Có 2 lý do để người nông dân trồng lạc năm nay bán tháo ngay sau thu hoạch. Thứ nhất là, giá mua lạc giống trồng vụ xuân này chỉ có 15.000 đ/kg, rẻ chỉ bằng 1/3 giá mua lạc giống trồng trong vụ Xuân năm 2014 là 40.000 – 45.000 đ/kg. Lý do thứ hai chính là không nắm bắt được thông tin thị trường. Người trồng lạc trong nhiều năm liên tục đã luôn phải phó mặc cho tư thương định giá thu mua sau mỗi vụ trồng. Theo đó, tư thương định giá thu mua cao thì bán cao và ngược lại.
Cũng có những năm, lạc thu xong, phơi khô, đóng bao, rồi nằm chờ vì không có người mua. Thực tế cũng đã có rất nhiều gia đình phải bán vội vì lạc thu hoạch xong để quá lâu nên hạt đã chuyển mầu, xuống cấp, vì thiếu vắng người mua, không thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực tiễn trên đã làm cho người nông dân vốn đã thu nhập thấp, lại càng thấp hơn, thiệt thòi hơn so với những thành quả lao động mà họ bỏ ra và đáng lẽ họ phải được thụ hưởng. Vì thời điểm hiện tại, giá bán ra mỗi kg lạc người nông dân đã bị thất thu đi từ 6.000 – 7.500 đ/kg so với giá bán đầu vụ thu hoạch.
Theo nhận định, đã có khoảng 1/3 sản lượng lạc vụ này đã được (bán vội) đi trước đó thì người trồng lạc trong tỉnh đã mất đứt khoảng 4,5 – 5,5 tỷ đồng. Bởi lẽ, hiện nay giá lạc các tư thương đang mua vào có chiều hướng tăng thêm mỗi ngày. Câu hỏi đặt ra, liệu còn có bao nhiêu gia đình còn giữ lại sản lượng lạc đến giờ phút này để đỡ thua thiệt (?!)
Bài học thiếu thông tin thi trường và định lượng giá cả hiện nay xin gửi lại cho các Nhà quản lý và hoạch định chính sách.
Có thể bạn quan tâm

Chưa năm nào người nông dân Thái Bình lại chứng kiến nạn sâu cuốn lá nhỏ hoành hành dữ dội như vụ mùa năm nay. Sâu hại trên 100% các giống lúa, trà lúa ở tất cả các huyện, thành phố với mật độ cao gấp 7 - 10 lần so với trung bình nhiều năm.

Cơ cấu giống phần lớn là lúa thơm các loại (bắc thơm số 7, hương thơm số 1, T10) chiếm 50 – 55% diện tích; lúa lai 5 – 10% diện tích; các giống lúa khác (Khang dân, bao thai, nếp N97, IR 352) chiếm 20 – 25% diện tích; còn lại là giống IR 64.

Đó là nguồn H (Huế) của Trường đại học Nông lâm Huế và nguồn GSR (siêu lúa xanh) của Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh với giống đối chứng ML 49 trồng phổ biến tại địa phương.

Những bắp ngô hạt căng tròn, vàng óng trên nương, trái nhà, sân phơi. Tiếng máy tách hạt ngô lách cách bản trên, thôn dưới. Những tiếng gọi nhau í ới, nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt đẫm mồ hôi của người nông dân đang phơi ngô quyện lẫn trong hương thơm ngô mới…

Cụ thể, các thôn Voòng, A banh 2: 20 ngàn cây; thôn Dầm 1: 18 ngàn cây; thôn A riêu, A chua, Dầm 2: 16 ngàn cây; A banh 1: 14 ngàn cây. Ngay sau khi được nhận cây giống, chính quyền địa phương sẽ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trồng, cách chăm sóc cũng như giám sát việc thực hiện trồng giống cây này theo đúng quy trình.