Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh

Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh
Ngày đăng: 10/11/2012

Ngày 7-11, tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cùng Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam (VFC) và Công ty Syngenta Việt Nam hợp tác để đưa ra phương pháp xử lý tuyến trùng cho cây cà phê tái canh.

Dự kiến đến tháng 2-2013 sẽ đưa ra một giải pháp tổng thể cho tái canh cà phê.

WASI cho biết, trong hai năm tới các tỉnh Tây Nguyên cần phải tái canh khoảng 50.000 - 60.000 héc ta cà phê. Theo WASI, vấn đề tái canh đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt ra trong vài năm trở lại đây nhưng trên thực tế diện tích cà phê già cỗi (trên 25 năm) được tái canh lại không nhiều nếu không nói là rất ít.

Lý do, theo bà Chế Thị Đa, Trưởng bộ môn giống thuộc WASI, trong đất đã trồng cà phê có một lượng lớn tuyến trùng nên tỷ lệ cây cà phê sống sau 1 năm tái canh lại chỉ ở mức 12 - 14%. Chính vì vậy mà người dân không mặn mà với chuyện tái canh.

Anh Nguyễn Văn Hải, thôn Tân Lập, xã Eapkal, huyện Cư Mgar, Đăk Lăk cho biết, hiện gia đình anh có 3 héc ta trên 20 năm tuổi nhưng anh lại không dám tái canh mà đang tìm cách rao bán vườn cà phê của mình.

“Tôi cố gắng bán càng sớm cành tốt chứ không muốn tái canh vì đã chứng kiến một số hộ nông dân bỏ ra 50 triệu cho tái canh một héc ta và bị mất trắng sau hơn một năm tái canh vì cây cà phê cứ trồng là chết”, anh Hải nói.

Theo ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng bộ môn bảo vệ thực vật, Đại học Tây Nguyên, để xử lý tuyến trùng ở vườn cây cà phê tái canh lâu nay người dân thường dùng vôi để xử lý, trên thực tế đó là một phương pháp sai.

Ông Shane Emms, Tổng giám đốc Công ty Syngenta Việt Nam cho biết, để có thể giải quyết được bài toàn tuyến trùng cho vườn cà phê tái canh cần một giải pháp khoa học tổng thể bao gồm chăm sóc cây khỏe, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như các giải pháp kỹ thuật về nông học cho người trồng cà phê.

Dự kiến tháng 2-2013, những đơn vị nói trên sẽ công bố một giải pháp tổng hợp cho vườn cà phê tái canh. Tuy nhiên, theo ông Lê Đăng Khoa, bộ môn bảo vệ thực vật của WASI, sau khi có cách trị tuyến trùng thì vấn đề còn lại là làm sao để người dân có tiền để tái canh lại vườn cà phê.

“Theo tính toán của WASI, một héc ta cà phê tái canh cần khoảng 100 - 120 triệu đồng. Đây là số tiền khá lớn đối với người dân vì vậy Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ thích hợp”, ông Khoa nói.


Có thể bạn quan tâm

40 cơ sở nuôi thủy sản được chứng nhận VietGAP 40 cơ sở nuôi thủy sản được chứng nhận VietGAP

Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 40 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Trong đó có 30 cơ sở nuôi cá tra, diện tích khoảng 224ha, 6 cơ sở tôm nước lợ, với khoảng 160ha.

24/07/2015
Quy hoạch vùng nuôi tôm sạch và liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm Quy hoạch vùng nuôi tôm sạch và liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm

Lâu nay, người nuôi tôm thường gặp khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, đầu ra cho sản phẩm cũng rất bấp bênh. Trước tình hình này, Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu) quy hoạch lại vùng nuôi tôm sạch, liên kết với doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ con giống, chế phẩm vi sinh, bao tiêu sản phẩm… Từ đó giảm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm trong huyện.

24/07/2015
Quảng Ninh thí điểm kế hoạch phát triển nguồn lợi thủy sản Vịnh Hạ Long-Cát Bà Quảng Ninh thí điểm kế hoạch phát triển nguồn lợi thủy sản Vịnh Hạ Long-Cát Bà

Tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất chọn làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long để thực hiện thí điểm tiểu dự án 2 “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long-Cát Bà” - dự án về lĩnh vực phát triển, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

24/07/2015
Đồng Nai xây dựng chuỗi liên kết bền vững trong chăn nuôi Đồng Nai xây dựng chuỗi liên kết bền vững trong chăn nuôi

Ngày 21-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo và xử lý những kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.

24/07/2015
Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

24/07/2015