Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre

Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra được cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ, nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá tra trong tỉnh Bến Tre có đàn cá bố mẹ được chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trưởng nhanh.
Cá có nguồn gốc từ Trung tâm quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II), độ tuổi trung bình 1 năm, trọng lượng 1 kg/con, được Trung tâm tiếp nhận ngày 16-12-2011.
Mục tiêu của Đề tài là có được 800 con cá tra bố mẹ (tỷ lệ sống đạt 80%) thành thục, sinh dục tốt, trọng lượng bình quân 3 kg/con, tỷ lệ phát dục từ 20 - 30%. Khi đề tài thành công sẽ giải quyết được nguồn cá nuôi thương phẩm tại tỉnh (hiện có khoảng 650 ha, nhu cầu giống 200 triệu con/năm). Cá thương phẩm hiện được nuôi tập trung ở các huyện: Châu Thành, Giồng Trôm, Chợ Lách. Được biết, toàn tỉnh hiện có 3 cơ sở sản xuất giống, cung cấp khoảng 10% tổng nhu cầu cá tra giống. Số cá tra giống còn lại phải nhập từ các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đó là những khó khăn lớn cho nghề nuôi cá tra thương phẩm ở Bến Tre.
Có thể bạn quan tâm

Giá tôm thẻ chân trắng gần đây cũng tăng cao, hiện thương lái ở ĐBSCL thu mua tôm thẻ loại 50 con/kg với giá 122.000 đồng/kg; loại 60 con/kg giá 111.000 đồng/kg; loại 70 con/kg giá 102.000 đồng/kg, bình quân tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so tuần trước.

Hai năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã rất vất vả khi Nhật Bản tăng cường kiểm tra dư lượng Trifluralin và Enrofloxacin với mức rất khắt khe, thấp hơn 10 lần so với tôm xuất sang EU. Sang năm 2012, tiếp tục chất Ethoxyquin cũng bị phía Nhật Bản kiểm soát đối với riêng tôm Việt Nam mà không kiểm soát chất này trong tôm Thái Lan, Indonesia…

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.

Cá chim vây vàng (Trachinotus bloochi) là loài cá biển có giá trị kinh tế cao, được nuôi và tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ, Singapore... Ở Việt Nam, cá chim vây vàng vẫn còn là đối tượng nuôi khá mới mẻ. Những thành công về sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong thời gian qua đang mở ra nhiều triển vọng bổ sung loài cá chim vây vàng vào danh sách các loài cá biển nuôi ở Việt Nam.

Thực hiện chương trình phát triển nghề nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 - 2015 theo hướng công nghiệp và bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện 2 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn trên địa bàn huyện Duyên Hải, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 233 tỉ đồng, do Trung ương hỗ trợ.