Chùm Ngây Cây Trồng Mới

Đầu năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang) triển khai mô hình trồng cây chùm ngây với quy mô 20 sào trên đất vàn cao và đất đồi khó canh tác tại xã Liên Sơn và Lan Giới.
Anh Nguyễn Xuân Giang, thôn Bãi Trại, xã Lan Giới cho biết: Sau 6 tháng trồng, 10 sào chùm ngây bắt đầu cho thu hoạch. Thu tỉa lá được 4 đợt ở những cây to, mỗi đợt bán được hơn 20 triệu đồng. Thấy có hiệu quả, anh Giang vừa thuê thêm 5 sào ruộng để mở rộng diện tích.
Theo tài liệu do Trạm Khuyến nông huyện cung cấp, lá và ngọn chùm ngây chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Thân, rễ và cành dùng làm thuốc chữa bệnh gan, thận... Loài cây này dễ chăm sóc, chịu hạn tốt, xuống giống từ tháng 5-8 (dương lịch); trồng hàng cách hàng 1,5 m; cây cách cây 1m. Khi chùm ngây cao khoảng 1m thì cưa ngọn để cây ra nhiều nhánh, hạn chế độ cao giúp dễ thu hái và tập trung dinh dưỡng. Khống chế độ cao cây từ 2m trở xuống sẽ cho lá non, xanh và ngon hơn. 6 tháng sau khi trồng cây cho thu hoạch lá; sau 8 tháng đến 1 năm được thu hoạch thêm hoa và quả; từ 3-5 năm có thể thu cành, thân và rễ.
Thạc sĩ Hoàng Thùy Ninh, cán bộ khuyến nông huyện - Chủ nhiệm mô hình cho hay: Hiện nay, chùm ngây thu hoạch đến đâu được các thương lái thu mua hết đến đó. Mô hình có triển vọng mở hướng cho nông dân trong việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134399/chum-ngay---cay-trong-moi.html
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích gieo trồng khoảng 6.000 ha, tổng sản lượng cung ứng ra thị trường hàng năm lên đến hơn 150.000 tấn, thị xã Vĩnh Châu được xem là “thủ phủ” hành tím của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Thái Bình là tỉnh có truyền thống sản xuất khoai tây vụ đông với diện tích luôn cao nhất cả nước, ổn định ở mức trên 3.000ha/năm. Khoai tây cũng được xác định là một trong 3 cây chủ lực trong vụ đông của Thái Bình, bên cạnh ngô, đậu tương.

Năm 2014, Vinamilk thu mua hơn 183 triệu kilôgam sữa, tăng 17,12% so với năm 2013. Riêng khu vực phía Bắc, Vinamilk thu mua gần 22 triệu kilôgam sữa (mua từ hộ nông dân 14,7 triệu kilôgam), tăng 50,1% về sản lượng và 58,6% về giá trị.

Sau khi đưa vào hoạt động, “Trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Agriteck Japan” sẽ cho thu hoạch khoảng 135.000 quả mỗi năm. Bên cạnh, đơn vị này còn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực chế biến các loại thịt, trứng, sữa bò với quy mô từ 1 - 2 tấn mỗi năm.

Nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến cho nhà máy, Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR, nhà máy đặt tại xã Mỹ Hiệp - huyện Phù Mỹ) đã triển khai nhiều giải pháp mở rộng vùng nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh. Hiện nay, BDSTAR đang tiến hành khảo nghiệm các giống mì mới với tiềm năng năng suất từ 30-50 tấn/ha để cung ứng hom giống miễn phí cho nông dân sản xuất…