Khai thác vô tội vạ cá kèo giống

Thường tháng 4 đến tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là mùa khai thác cá kèo giống của người dân khu vực các cửa sông của huyện Ngọc Hiển.
Phương tiện khai thác chủ yếu là lưới mành có mắt lưới cực nhỏ để bắt cá kèo giống. Với nghề này, mỗi ngày người dân có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng. Tuy nhiên, do việc khai thác vô tội vạ, nhất là giai đoạn cá mới vừa sinh sản đã dẫn đến nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ.
Qua tìm hiểu cho thấy, phần lớn người khai thác cá kèo giống là dân địa phương, thuộc diện hộ nghèo, không đất sản xuất, không nghề nghiệp ổn định, chủ yếu sống dựa vào khai thác giống thủy sản. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời từ cơ quan quản lý, thì tình trạng khai thác các giống loài thủy sản một cách bừa bãi sẽ là nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi ven bờ, làm tận diệt nguồn giống tự nhiên của các loại thủy sản có giá trị cao.
Có thể bạn quan tâm

Cửa hàng bán thịt heo đạt tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên trên cả nước đã chính thức ra mắt tại chợ Hòa Bình (Q. 5, TPHCM) vào ngày 9-10 vừa qua, thu hút khá nhiều người tiêu dùng.

Để bảo đảm việc cấp nước phục vụ dân sinh và SX vụ ĐX 2015-2016, vụ HT 2016, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do tác động của El Nino, đặc biệt là khu vực Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL,

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) ở Bình Định bước đầu đã mang lại hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, SX nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Tại xã Phú Thuận, UBND huyện phối hợp Trường đại học Cần Thơ và các sở, ngành tỉnh vừa tổ chức hội thảo bàn giải pháp phục hồi và phát triển mô hình chuyên canh lúa - tôm trên địa bàn tỉnh, thu hút nhiều nhà khoa học cùng hàng trăm nông dân tham gia.

Trung tâm KN- KN TP Hải Phòng vừa triển khai thành công mô hình “Trình diễn giống lúa mới vụ mùa 2015”.