Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Artermia trên đồng muối hiệu quả kinh tế cao

Nuôi Artermia trên đồng muối hiệu quả kinh tế cao
Ngày đăng: 24/06/2015

Bạc Liêu hiện có 3 hợp tác xã (HTX) nuôi Artermia gồm: HTX Artermia Vĩnh Châu - Bạc Liêu (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu); HTX Artermia Thuận Thành (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình); HTX Artermia Thuận Phát (xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình) với diện tích hơn 300ha.

Artermia là đối tượng dễ nuôi và phù hợp với điều kiện khí hậu của Bạc Liêu. Người nuôi chỉ cần giữ độ mặn từ 80 - 120%o, nhiệt độ ổn định từ 22 - 350C, oxy hòa tan không thấp hơn 2mg/l là Artermia phát triển tốt. Thức ăn chủ yếu của Artermia là phân chuồng (chủ yếu là phân gà) kết hợp với phân vô cơ (urê, DAP…). Ngoài ra, khi lượng nước tảo cung cấp vào ao hàng ngày thiếu hụt, người nuôi có thể sử dụng cám, bột đậu nành hoặc các loại phụ phẩm nông nghiệp khác.

Artermia là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc thu trứng chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trên thị trường, Artermia tươi có giá 1,2 - 1,5 triệu đồng/kg, Artermia khô từ 3 - 3,5 triệu đồng/kg. Với mức giá tương đối cao và đầu ra ổn định, trung bình cứ 1ha nuôi Artermia, người nuôi có thể thu về hơn 100 triệu đồng (sau 8 tháng nuôi).

Ông Nguyễn Duy Hân, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Hòa Bình cho rằng: “Artermia có nguồn gốc từ các nước Mỹ, Hà Lan… Nhưng khi mang về Bạc Liêu nuôi thì có một điểm hết sức đặc biệt là chất lượng trứng thuộc vào loại tốt nhất thế giới, đồng thời, kích thước trứng cũng rất to. Trứng Artermia nuôi ở Bạc Liêu sản xuất thành phẩm thì ngay cả tôm post cũng ăn được. Từ đó, giá thành sản phẩm Artermia nuôi ở địa phương cũng cao hơn so với những nơi khác. Có thể nói, đây là mô hình phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất muối trên địa bàn huyện”.

Người dân có thể nuôi Artermia để tạo nguồn thu nhập. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, bà con nên tuân thủ tốt các quy định về môi trường để tránh tình trạng làm ô nhiễm vùng nuôi của các loài thủy sản khác”.


Có thể bạn quan tâm

Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho

Ngày 13-8, tại xã Nhơn Sơn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL phòng, chống nấm mốc trên Nho giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Khoa học& Công nghệ, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các nhóm liên kết trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

18/08/2015
Cao Phong (Hòa Bình) phát triển cam VietGAP hướng ra thị trường lớn Cao Phong (Hòa Bình) phát triển cam VietGAP hướng ra thị trường lớn

Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.

18/08/2015
Nâng cao chất lượng mãng cầu Xiêm Nâng cao chất lượng mãng cầu Xiêm

Cây mãng cầu Xiêm được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa phương đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Xiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.

18/08/2015
Trồng sắn bền vững trên đất đồi Trồng sắn bền vững trên đất đồi

Từ kết quả ứng dụng tiến bộ KHKT vào SX, mô hình canh tác sắn bền vững trên đất đồi đã được chuyển giao cho nông dân tỉnh Khánh Hòa thông qua dự án KH-CN giai đoạn 2013-2015…

18/08/2015
Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới

Nhằm tăng cường ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, UBND tỉnh Đồng Tháp tập trung đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ.

18/08/2015