Reports / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Cây Ổi Xá Lị Không Hạt

Publish date: Monday. June 3rd, 2013

Kết quả trồng thử nghiệm giống ổi xá lị không hạt ở xã Hiệp Cát, Hiệp Lực (Hải Dương) cho thấy, cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt 7,5 tấn/ha, quả dài, vị ngọt...

Ổi xá lị không hạt là giống có nguồn gốc từ Thái Lan, được nhập nội và lai tạo ở đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2003 do có nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất (20-60 tấn/ha/năm đối với cây 3-4 năm), có chất lượng tốt và đã được trồng với diện tích lớn tại một số tỉnh như An Giang, Ninh Thuận... Hiện nay, ở miền Bắc nước ta, giống ổi xá lị không hạt đã được trồng ở một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh… và cho chất lượng tốt.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế của giống ổi xá lị không hạt và nhằm bổ sung, làm đa dạng tập đoàn giống cây ăn quả tại Hải Dương, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ) đã thực hiện Đề tài "Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây ổi không hạt xá lị trên địa bàn tỉnh Hải Dương". Trung tâm đã chọn các hộ tại xã Hiệp Cát (Nam Sách) và xã Hiệp Lực (Ninh Giang) tham gia thực hiện đề tài. Ban chủ nhiệm đề tài đã phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả Hà Nội tổ chức 2 buổi tập huấn cho các hộ nông dân, cán bộ kỹ thuật của HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hiệp Cát và Hội Nông dân xã Hiệp Lực với hơn 100 hộ nông dân, cán bộ địa phương tham gia trồng ổi.

Qua hai năm trồng thử nghiệm, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hiệp Cát và Hội Nông dân xã Hiệp Lực đã trồng 10 cây đầu dòng giống ổi xá lị không hạt để làm nguyên liệu cho mô hình nhân giống tại Xí nghiệp Cây ăn quả và cây dược liệu Cầu Xe (Tứ Kỳ). Kết quả trồng thử nghiệm giống ổi xá lị không hạt với quy mô 1 ha (1.600 cây) ở xã Hiệp Cát và xã Hiệp Lực cho thấy, cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt 7,5 tấn/ha, quả dài, có màu xanh sáng, không có hạt, vị ngọt, khả năng chống chịu sâu bệnh khá.

Cây ổi thường bị một số sâu hại chính như bọ nẹt, sâu đục quả, rệp sáp, ruồi đục quả. Ở giai đoạn cây con, cây ổi thường bị bọ nẹt và rệp sáp tấn công lá. Thực tế cho thấy, giống ổi không hạt xá lị ít bị sâu bọ nẹt và rệp sáp tấn công hơn so với giống ổi bo đối chứng tại các địa phương. So sánh mô hình trồng giống ổi xá lị không hạt tại xã Hiệp Lực, tỷ lệ cây bị rệp sát và bọ nẹt tấn công ít hơn ở xã Hiệp Cát do các hộ tham gia mô hình thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh, phát hiện kịp thời và phun thuốc phòng trừ sớm.

Ngoài ra, mô hình nhân giống ổi không hạt xá lị tại Hải Dương còn được triển khai với quy mô 1.000 cây tại Xí nghiệp Cây ăn quả và cây dược liệu Cầu Xe. Hiện tại, cây ổi không hạt xá lị giống đầu dòng tại Tứ Kỳ sinh trưởng, phát triển tốt: chiều cao cây đạt 2,5-2,8m, đường kính gốc 10-12cm, đường kính tán 2,8-3 m, ít sâu bệnh, thích nghi với điều kiện khí hậu của Hải Dương. Với cây giống gốc đầu dòng này có thể bảo đảm cung cấp nguồn nguyên liệu cây giống ghép đủ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ nhân rộng. Cây ghép sinh trưởng, phát triển tốt, chiều dài mầm ghép trên 20 cm, chiều cao cây 40-50 cm, tỷ lệ xuất vườn đạt 80% và đã bán xuất vườn.

Diện tích trồng ổi ở Hải Dương phát triển mạnh trong khoảng 5 năm trở lại đây. Diện tích trồng ổi liên tục tăng: Năm 2010, toàn tỉnh có 761 ha ổi, chiếm hơn 3,5% diện tích cây ăn quả (21.615 ha); năm 2011, diện tích cây ăn quả trên toàn tỉnh tăng lên 22.137 ha và diện tích ổi cũng tăng lên 1.290 ha; năm 2012, diện tích ổi đã tăng 1.403 ha. Thanh Hà là địa phương có diện tích ổi lớn nhất tỉnh (trên 1.000 ha), tiếp đến là Chí Linh, Ninh Giang, Nam Sách, Kinh Môn (mỗi địa phương từ 20-35 ha).Kết quả trồng thử nghiệm giống ổi xá lị không hạt ở xã Hiệp Cát, Hiệp Lực (Hải Dương) cho thấy, cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt 7,5 tấn/ha, quả dài, vị ngọt...

Ổi xá lị không hạt là giống có nguồn gốc từ Thái Lan, được nhập nội và lai tạo ở đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2003 do có nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất (20-60 tấn/ha/năm đối với cây 3-4 năm), có chất lượng tốt và đã được trồng với diện tích lớn tại một số tỉnh như An Giang, Ninh Thuận... Hiện nay, ở miền Bắc nước ta, giống ổi xá lị không hạt đã được trồng ở một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh… và cho chất lượng tốt.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế của giống ổi xá lị không hạt và nhằm bổ sung, làm đa dạng tập đoàn giống cây ăn quả tại Hải Dương, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ) đã thực hiện Đề tài "Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây ổi không hạt xá lị trên địa bàn tỉnh Hải Dương". Trung tâm đã chọn các hộ tại xã Hiệp Cát (Nam Sách) và xã Hiệp Lực (Ninh Giang) tham gia thực hiện đề tài. Ban chủ nhiệm đề tài đã phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả Hà Nội tổ chức 2 buổi tập huấn cho các hộ nông dân, cán bộ kỹ thuật của HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hiệp Cát và Hội Nông dân xã Hiệp Lực với hơn 100 hộ nông dân, cán bộ địa phương tham gia trồng ổi.

Qua hai năm trồng thử nghiệm, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hiệp Cát và Hội Nông dân xã Hiệp Lực đã trồng 10 cây đầu dòng giống ổi xá lị không hạt để làm nguyên liệu cho mô hình nhân giống tại Xí nghiệp Cây ăn quả và cây dược liệu Cầu Xe (Tứ Kỳ). Kết quả trồng thử nghiệm giống ổi xá lị không hạt với quy mô 1 ha (1.600 cây) ở xã Hiệp Cát và xã Hiệp Lực cho thấy, cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt 7,5 tấn/ha, quả dài, có màu xanh sáng, không có hạt, vị ngọt, khả năng chống chịu sâu bệnh khá.

Cây ổi thường bị một số sâu hại chính như bọ nẹt, sâu đục quả, rệp sáp, ruồi đục quả. Ở giai đoạn cây con, cây ổi thường bị bọ nẹt và rệp sáp tấn công lá. Thực tế cho thấy, giống ổi không hạt xá lị ít bị sâu bọ nẹt và rệp sáp tấn công hơn so với giống ổi bo đối chứng tại các địa phương. So sánh mô hình trồng giống ổi xá lị không hạt tại xã Hiệp Lực, tỷ lệ cây bị rệp sát và bọ nẹt tấn công ít hơn ở xã Hiệp Cát do các hộ tham gia mô hình thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh, phát hiện kịp thời và phun thuốc phòng trừ sớm.

Ngoài ra, mô hình nhân giống ổi không hạt xá lị tại Hải Dương còn được triển khai với quy mô 1.000 cây tại Xí nghiệp Cây ăn quả và cây dược liệu Cầu Xe. Hiện tại, cây ổi không hạt xá lị giống đầu dòng tại Tứ Kỳ sinh trưởng, phát triển tốt: chiều cao cây đạt 2,5-2,8m, đường kính gốc 10-12cm, đường kính tán 2,8-3 m, ít sâu bệnh, thích nghi với điều kiện khí hậu của Hải Dương. Với cây giống gốc đầu dòng này có thể bảo đảm cung cấp nguồn nguyên liệu cây giống ghép đủ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ nhân rộng. Cây ghép sinh trưởng, phát triển tốt, chiều dài mầm ghép trên 20 cm, chiều cao cây 40-50 cm, tỷ lệ xuất vườn đạt 80% và đã bán xuất vườn.

Diện tích trồng ổi ở Hải Dương phát triển mạnh trong khoảng 5 năm trở lại đây. Diện tích trồng ổi liên tục tăng: Năm 2010, toàn tỉnh có 761 ha ổi, chiếm hơn 3,5% diện tích cây ăn quả (21.615 ha); năm 2011, diện tích cây ăn quả trên toàn tỉnh tăng lên 22.137 ha và diện tích ổi cũng tăng lên 1.290 ha; năm 2012, diện tích ổi đã tăng 1.403 ha. Thanh Hà là địa phương có diện tích ổi lớn nhất tỉnh (trên 1.000 ha), tiếp đến là Chí Linh, Ninh Giang, Nam Sách, Kinh Môn (mỗi địa phương từ 20-35 ha).


Related news