Thống kê / Thống kê nông sản

Thị trường cà phê tuần 9: Lo ngại bệnh dịch lây lan khiến thị trường toàn cầu biến động

Tác giả: Phạm Hoà - VITIC/Reuters
Ngày đăng: 11/03/2020

Tuần qua (24/02 – 29/02/2020), giá cà phê gồm 4 phiên giảm và 2 phiên tăng. Tính chung cả tuần, giá trong nước tăng giảm 100 đồng tại một số khu vực chủ chốt, giao dịch quanh mức 31.100 – 31.500 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, các mức giảm khá, khối lượng giao dịch cao trên mức trung bình.

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

Thị trường Đơnvị

24/02

27/02 29/02
FOB (HCM) USD/tấn 1.376 1.375 1.363
Đăk Lăk VND/kg 31.400 31.700 31.500
Lâm Đồng VND/kg 31.200 31.300 31.100
Gia Lai VND/kg 31.400 31.600 31.400
Đắk Nông VND/kg 31.400 31.600 31.400

Hôm 27/02, các thương nhân cho biết giá cà phê tại Việt Nam tăng nhờ nguồn cung khan hiếm, trong khi hoạt động thương mại tại Indonesia vẫn ảm đạm.

Dẫn nguồn Kinh tế và Tiêu dùng, xuất khẩu cà phê từ Việt Nam ước đạt 150.000 tấn trong tháng 2, tăng nhẹ so với của tháng trước là 145.000 tấn, giới thương lái cho biết. Tuy nhiên, xuất khẩu sẽ giảm trong hai tháng tới.

Thương nhân tại Việt Nam đề nghị mức giá 130 USD/tấn cho cà phê robusta loại 2 hạt đen, vỡ 5% giao tháng 5 trong ngày 27/2, tăng 5 USD/tấn so với giá 125 USD của tuần trước.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, việc thu mua cà phê trong nước gặp khó khăn do giá giảm, người trồng không muốn bán ra với giá thấp như hiện nay nhưng họ cũng không thể đề nghị mức giá cao hơn vì giá cà phê giao trên sàn London đang thấp và sự bùng phát của virus corona đã làm chao đảo thị trường toàn cầu.

Trong khi đó, tại tỉnh Lâm Đồng, thời tiết không thuận lợi đã gây thiệt hại lớn, nhất là đối với cà phê arabica.

Theo ước tính khoảng 150 ha trong tổng số 500 ha cà phê của xã Đạ Sar và 300 ha cà phê của xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng bị thiệt hại nghiêm trọng do sương muối. Tại Tây Nguyên, vụ mùa 2019/20 đối mặt với tình trạng hạn hán, dẫn đến sản lượng giảm.

Mùa khô tại Tây Nguyên kéo dài dẫn đến nước tưới cho diện tích cây cà phê ngày càng khan hiếm, việc áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước được xem là yêu cầu cấp bách để duy trì phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nhất là với các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cây cà phê.

Thương nhân tại tỉnh Lampung của Indonesia cho biết tuần này, cà phê Sumatra được giao dịch ở 350 USD/tấn cho hợp đồng giao tháng 5 và 250 - 270 USD/tấn cho hợp đồng từ tháng 7 đến tháng 12. Tuần trước, giá hợp đồng cà phê Sumatra giao tháng 5 dao động ở mức 340 - 400 USD/tấn.

Trên thế giới, lo ngại dịch bệnh SARS-CoV-2 lây lan đã khiến thị trường toàn cầu trong tuần này biến động rất mạnh mẽ. Tính chung cả tuần, giá cà phê tại sàn giao dịch London kỳ hạn tháng 5 mất 13 USD xuống 1.293 USD/tấn và giá giao cùng kỳ hạn tại New York tăng 1,1 cent, lên ở 111,35 US cent/lb. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Bên cạnh đó, triển vọng giá cà phê suy yếu kéo dài còn do Brazil sắp bước vào thu hoạch vụ mùa cà phê mới năm 2020 với dự báo được mùa và tỷ giá đồng real nước này đang ở mức thấp kỷ lục hỗ trợ họ đẩy mạnh bán ra, theo Diễn đàn của người làm cà phê.


Có thể bạn quan tâm