Reports / Tôm thẻ chân trắng

Hướng dẫn cách kiểm soát và đo nồng độ pH trong ao nuôi tôm (Phần 1)

Author: Hải An
Publish date: Monday. May 14th, 2018

Cùng với việc kiểm soát tốt chất lượng con giống đầu vào thì việc kiểm soát chỉ số pH nước ao nuôi cũng là khâu vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại vụ tôm.

1/ Ảnh hưởng của pH

Khoảng pH thích hợp cho nuôi tôm 7,8 - 8,5. Nếu pH  > 9 thì các Anomium (NH4+) sẽ chuyển thành Amonia (NH3) ảnh hưởng đến tôm. Khi pH < 6,5 thì các kim loại nặng (Fe, Cu, Hg, Pb…) dưới nền đáy ao sẽ giải phóng vào nước gây độc cho tôm. Đồng thời, pH thấp sẽ giảm sự tích trữ khoáng trong tôm, gây hiện tượng mềm vỏ khi lột xác. 

Việc kiểm soát pH cần thông qua kiểm soát tảo và lượng ôxít cacbon (CO2) do tôm thải ra trong quá trình hô hấp.

Cần duy trì pH 7,8 - 8,2 và biên độ dao động trong ngày của pH nhỏ hơn 0,3 là tối ưu nhất. Lượng CO2 sinh ra phụ thuộc vào khối lượng tôm nuôi. pH càng thấp thì càng tăng tính hòa tan của CO2 trong nước, làm axít hóa nước. Tổng độ kiềm của nước là năng lực hệ đệm của nước trong việc trung hòa các axít bởi các bazơ (HCO3, CO3- và OH-). Độ kiềm nước càng thấp thì biến động pH càng lớn. Nếu độ kiềm xuống thấp sẽ làm pH biến động lớn trong ngày, gây stress (sốc) và chết tôm.

Quá trình quang hợp xảy ra ở thực vật, tảo và một số vi khuẩn tạo ra chất hữu cơ và ôxy: 

Quá trình hô hấp của tôm thải ra khí CO2 làm giảm pH nước. Quá trình hô hấp của sinh vật tiêu thụ ôxy hòa tan, vì vậy nếu ao thiếu ôxy sẽ gây hội chứng "lão hóa ao nuôi", vì đất ao bị axít hóa và trong điều kiện yếm khí đáy ao sẽ xảy ra quá trình lên men kỵ khí, khử Sulfate (SO4-) và hình thành Sulfua (H2S) gây độc cho tôm.

Khi dùng sản phẩm có chứa Chlorine để xử lý nước nếu pH cao thì phần lớn Chlorine khi hòa tan sẽ cho sản phẩm là các hợp chất Hypoclorite (OCl-) có độc lực thấp. Khi pH thấp Chlorine sẽ tồn tại ở dạng Hypochlorous (HOCl) có độc lực diệt khuẩn cao.


Related news