Reports / Hóa học/Sinh học

Đặc Điểm Của Heo Rừng Lai

Publish date: Thursday. January 31st, 2013

Untitled Document<p>Heo rừng lai là giống heo lai đặc biệt siêu nạc, không mỡ, là loại đặc sản được thị trường rất ưa chuộng. Chính vì vậy đã kéo theo nghề nuôi heo rừng lai phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước.</p><p> So với nuôi heo nhà bình thường thì nuôi heo rừng có nhiều lợi thế hơn và mang lại kinh tế cao hơn.</p><p><strong>I. Nguồn gốc</strong></p><p> Heo rừng lai là con lai giữa heo rừng đực với heo nái là heo địa phương thả rông của người dân tộc thường nuôi (giống heo gần như hoang dã) tạo ra con lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ: Có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp…</p><p><strong>II. Hình dáng</strong></p><p> Heo rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dã… Trọng lượng lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực nặng 50 - 70 kg, con cái nặng 30-40 kg…</p><p><strong>III. Tập tính sinh hoạt và môi trường sống</strong></p><p> Heo rừng lai hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện tính hoang dã… Thích sống theo bầy đàn nhỏ vài ba con, heo đực thường thích sống một mình (trừ khi heo cái động dục). </p><p> Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ… Thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ…</p><p> Heo rừng lai cũng có sức sinh sản khỏe như heo thuần chủng. Chúng tự sinh con, tự mẹ cắn rún cho con và biết cách nuôi chu đáo </p>

Related news