Reports / Mô hình kinh tế

Chăn nuôi sạch, lợi ích kép

Publish date: Wednesday. September 16th, 2015

Nhằm xây dựng thành công trường trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Hội Nông dân (ND) Tuyên Quang phát động.

Từng bị đuổi vì “đòi dạy người lớn tuổi”

Đến giờ, khi nhắc đến những ngày đầu năm 2012, phải đến từng nóc nhà vận động đồng bào mình từ bỏ tập tục nuôi trâu dưới nhà sàn, ông Phạm Hồng Hạnh – Chủ tịch Hội ND xã Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn) vẫn còn nhớ như in những khó khăn.

“Nhiều hôm đi vận động xây bể biogas, nhiều hộ còn không tin khí phân thải chăn nuôi có thể tạo được ra lửa để đun nấu thay củi, ga, nên bị một số hộ đuổi ra nhà vì cho rằng anh còn trẻ, không hiểu gì, đòi dạy người lớn tuổi” - ông Phạm Hồng Hạnh – Chủ tịch Hội ND xã Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) nhớ lại.

Ông Nguyễn Văn Quảng ở thôn Đoàn Kết, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang đang kiểm tra đường dẫn khí biogas để phục vụ đun nấu của gia đình.

Biết được thói quen của đồng bào mình, nếu không nhìn thấy tận mắt, thì bà con không tin nên anh Hạnh đã huy động nhân công tiến hành xây bể thử nghiệm trước tại hộ Lý A Nhử ở thôn Mỹ Hoa (xã Mỹ Bằng), sau khi đã lắp đặt thành công, anh Hạnh mời tất cả đồng bào tới xem và học tập, mọi người mới tin và đồng ý cho triển khai.

Từ xã nhiều “không” về môi trường, đến nay, phần lớn các hộ dân ở Mỹ Bằng đã có nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ hợp vệ sinh, đặc biệt là từ 100 hộ dân trong dự án lắp đặt bể biogas xử lý khí thải trong chăn nuôi đến nay đã lan rộng lên tới 500 hộ tham gia.

Theo phong trào đó đã kích thích giúp các hộ tăng đàn vật nuôi, hiện, tổng đàn lợn, trâu, bò, gà…, của xã đã tăng lên đạt khoảng 13.000 con (tăng hơn 20% so với thời điểm trước năm 2012). “Từ việc thực hiện thành công tiêu chí khó về môi trường đã góp phần tích cực, tạo đột phá giúp Mỹ Bằng hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới” – ông Hạnh chia sẻ.

Gian nan đưa trâu bò ra khỏi gầm sàn

Tính đến nay,  nông dân tại các xã điểm nông thôn mới của tỉnh xây dựng được 8.291 công trình, trong đó, nhà tắm 1.343 công trình, nhà tiêu hợp vệ sinh 1.548 công trình, chuồng gia súc 1.414 công trình và đáng chú ý nhất là hầm biogas được 4.949 công trình và hiện mô hình này đang tiếp tục nhân rộng đến các hộ khác”.

Gia đình ông Nguyễn Văn Tại (dân tộc Tày) ở thôn Đoàn Kết (Mỹ Bằng) là một điển hình tiêu biểu. Trước năm 2010, ông Tại chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ vài con lợn và gà, trâu, mọi phân thải tràn ngập khắp gầm nhà sàn, ô nhiễm.

Nhưng đến nay, sau khi di chuyển lợn, gà, trâu ra khỏi sàn ra chuồng nuôi mới, cùng với việc lắp đặt bể biogas, cuộc sống của gia đình ông đã thay đổi rõ rệt.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Tại bảo: “Có bể biogas không chỉ giảm được hoàn toàn ô nhiễm môi trường mà tôi còn có nhiên liệu để đun nấu tiết kiệm được hàng triệu đồng tiền mua củi, ga mỗi tháng”.

Đến nay, gia đình ông Tại đã mở rộng quy mô chăn nuôi lên đến trên 80 lợn và hàng trăm gà thịt mỗi năm. “Trung bình mỗi năm bán lợn, gà, trừ chi phí gia đình tôi cũng thu lãi hàng chục triệu đồng” – ông Tại chia sẻ.

Cùng thôn với ông Tại, gia đình ông Nguyễn Văn Mạch (dân tộc Tày), vốn là một hộ dân di cư đến Mỹ Bằng, nhưng nhờ sự quan tâm, hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật của cán bộ địa phương, đến nay gia đình ông Mạch đã có thu nhập cao nhờ nghề chăn nuôi lợn, gà. “Nhờ hỗ trợ vay vốn chăn nuôi và xây bể biogas nên tôi mới dám tự tin chăn nuôi lớn nên đã thoát được nghèo”.

Ông Mạch cho biết thêm, việc hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc ở Mỹ Bằng xây bể biogas xử lý khí thải chăn nuôi là một chủ trương đúng, đã cải thiện rất nhiều chất lượng sống ở nông thôn sở tại. 


Related news