Reports / Tin nông nghiệp

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 20

Author: 2LUA.VN tổng hợp
Publish date: Thursday. December 21st, 2017

Phần 20 - Bệnh hại các loại cây họ cải (tiếp theo)

II/ Nhóm bệnh do vi khuẩn gây hại

1/ Đốm lá vi khuẩn

Nhận biết:

- Trên lá có rất nhiều vết đốm nhỏ ngậm nước sau mở rộng thành những đốm tròn đường kính 0,3 - 0,5cm.

- Xung quanh vết bệnh có các quầng nhạt hẹp, nhìn rất rõ khi đưa lá lên ánh sáng ở mặt sau lá.

- Vết bệnh phân tán trên bề mặt phiến lá hoặc rìa mép lá, có xu hướng tập trung hơn ở gần gân lớn rồi liên kết với nhau thành những sọc hoại tử dọc theo gân lá

- Mô bệnh khô chết và tách rời khỏi vết đốm làm cho lá thủng lỗ chỗ hoặc rách nát

Điều kiện phát triển:

- Hại trên tất cả các loại rau họ thập tự

- Vi khuẩn tồn tại trong tàn dư cây bị bệnh trên mặt đất nhưng không thể sống trong đất sau khi tàn dư cây bệnh đã bị phân hủy hoàn toàn

- VK có thể tồn tại trên các cây họ cải và trong hạt giống

- Mưa sương ướt kéo dài thúc đẩy bệnh phát triển

- VK lan truyền nhờ các giọt mưa bắn tung tóe, do con người tiếp xúc với cây khi tán lá còn ẩm

Phòng ngừa:

- Luân canh cây trồng

- Thu dọn vệ sinh đồng ruộng và đưa vào ủ phân

- Dùng giống sạch bệnh

- Xử lý hạt giống trước gieo

- Không tưới nước quá mức

- Không có thuốc trừ

2/ Thối đen

Nhận biết:

- Vết bệnh đặc trưng bắt đầu từ rìa mép lá lan rộng vào trong theo hình chữ V bạc màu sau đó vết bệnh khô và chết hoại

- VK xâm nhập vào mạch dẫn và di chuyển toàn cây

- Gân lá, mô mạch dẫn xâm nhiễm chuyển màu đen

- Bệnh có thể tạo cơ hội để VK thối nhũn xâm nhiễm

Điều kiện phát triển:

- VK tồn tại trong tàn dư cây bệnh nhưng không thể sống sót trong đất khi tàn dư đã phân hủy

- Bệnh dễ phát triển trong nhiệt độ cao và mưa ẩm kéo dài

-VK trong có trong các giọt dịch cây bệnh lan truyền sang cây khỏe do dụng cụ, con người làm việc khi cây còn ướt lá

Phòng ngừa:

- Luân canh cây trồng khác họ

- Thu gom tàn dư, vệ sinh đồng ruộng

- Dùng hạt giống sạch bệnh

- Xử lý hạt giống trước gieo

- Sử dụng giống kháng

- Tránh chăm sóc khi cây ẩm ướt 

III/ Nhóm bệnh do vi rút gây hại

1/ Thối nhũn

Nhận biết:

- Mô cây bệnh lúc đầu là những vết ủng nước sau lan rộng rất nhanh cả về đường kính và độ sâu.

- Vùng mô bị bệnh nhũn mềm có dịch nhày trắng vàng, có mùi hôi khó chịu

Điều kiện phát triển:

- VK tồn tại trong tàn dư cây bệnh, rễ cây, trong đất và trong một số loài côn trùng.

- Vêt thương cơ giới trên lá là con đường tiếp cận đầu tiên cho VK gây hại

- Mưa và nhiệt độ cao thúc đẩy mạnh quá trình lây nhiễm

- VK có thể sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ 5-37 và thích hợp nhất là 22

Phòng ngừa:

- Vệ sinh xử lý đồng ruộng trước khi trồng

- Thu gom sớm các tàn dư bệnh để ủ nóng

- Luân canh với cây trồng khác họ

- Ruộng thông thoáng, thoát nước tốt

- Che phủ để mưa không bắn đất lên cây và tránh làm tán lá bị ướt.

- Bón phân cân đối, sử dụng phân ủ hoai

2/ Khảm lá củ cải (vi rút TuMV)

Nhận biết:

-Triệu chứng điển hình là hiện tượng khảm, loang lổ xanh nhạt, đậm xen kẽ trên phiến lá

- Vết bệnh có thể là những sọc hoại tử, các đường vân hay đốm vòng tùy cây chủ

Điều kiện phát triển:

- Lây nhiễm hầu hết các loại cây họ thập tự nhưng gây hại lớn nhất trên cải bao, củ cải

- Lan truyền nhờ rệp muội

Phòng ngừa:

- Tránh trồng gối tiếp luân phiên các cây cùng họ

- Bón phân ủ hoai để tăng vi sinh vật đối kháng

- Nhổ bỏ cây bệnh và thu gom tàn dư

- Quản lý rệp muội

IV/ Bệnh sinh lý

1/ Cháy đỉnh bắp

Nhận biết:

- Những lá bên trong bắp xuất hiện các sọc, dải màu nâu bị hoại tử dọc theo các rìa mép lá hoặc lan tới nửa phiến lá

- Bắp bị nhiễm bệnh không có biểu hiện ở bên ngoài

Điều kiện phát triển:

- Khi bắp cải đã vào chín

- Thiếu hụt canxi là một trong những yếu tố đầu tiên làm bệnh phát sinh.

- Ẩm độ đất thất thường và bón nhiều N giúp bệnh phát triển mạnh

Phòng ngừa:

- Sử dụng giống kháng bệnh

- Giữ độ ẩm đất ổn định

- Bổ xung canxi, vôi vào đất

- Bón phân ủ hoai mục

---

(Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ)

Dựa trên tài liệu canh tác tự nhiên của Zimbabue


Related news