Xử Lý Chôm Chôm Nghịch Lợi Nhuận Gần 100 Triệu Đồng/năm

Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Huỳnh Văn Chiến ở ấp Tân Luông A.
Gia đình anh Chiến có 6 công vườn trước đây trồng nhãn da bò. Năm 1990, đầu ra cây nhãn không ổn định anh mạnh dạn đốn bỏ trồng 3 công chôm chôm Java và 3 công chôm chôm nhãn. Bốn năm sau, vườn chôm chôm cho thu nhập ổn định. Tuy nhiên, nếu để chôm chôm ra hoa mùa thuận thì hàng sẽ dội chợ, bán giá không cao. Năm 1996, thông qua tập huấn khuyến nông - khuyến ngư và học tập các mô hình sản xuất chôm chôm đạt hiệu quả ở địa phương, anh Chiến xử lý chôm chôm ra hoa mùa nghịch, vụ đầu tiên do chưa có kinh nghiệm chôm chôm ra hoa không đồng loạt, tỉ lệ đậu trái ít, sản lượng thấp nhưng bán giá cao, thu lợi nhuận khá.
Qua đúc kết kinh nghiệm, không bao lâu anh đã thành thạo kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ, sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Vụ chôm chôm nghịch năm 2012, anh thu hoạch, năng suất đạt 30 tấn/ha, giá chôm chôm Java 15.000 đồng/kg và chôm chôm nhãn 25.000 đồng/kg. Nhiều năm liền anh xử lý chôm chôm nghịch vụ được mùa, trúng giá, lợi nhuận gần 100 triệu đồng/năm, xây dựng nhà ở khang trang, đủ tiện nghi.
Chủ động cung cấp chôm chôm nghịch vụ cho thị trường anh Chiến cho biết: Khoảng tháng 5 âm lịch dùng màng nylon đậy kín gốc và bơm nước cạn trong mương; 50 ngày chôm chôm ra bông, phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân cân đối, tăng tỉ lệ đậu trái trên cây và cho năng suất cao. Thu hoạch xong mùa vụ là phải tỉa bỏ chồi, cành vô hiệu và bón thúc phân giúp cây sớm phục hồi.
Năm 2010, được sự hỗ trợ của Viện Cây ăn quả miền Nam, xã Tân Phong thành lập Tổ sản xuất chôm chôm VietGAP. Đây là tín hiệu vui cho nhà vườn trồng chôm chôm, anh Chiến cùng bà con trong khu vực tham gia sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP. Áp dụng qui trình này, tổ viên xây dựng nhà vệ sinh, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, nơi pha thuốc và chứa vỏ thuốc sau khi sử dụng, cập nhật sổ sách theo đúng qui định, đồng thời phun thuốc theo phương pháp "4 đúng", chi phí giảm khoảng 20% so với các vườn nằm ngoài dự án. Với những thành tích đạt được, nhiều năm liền anh Huỳnh Văn Chiến đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp.
Related news

Nhằm giúp nông ngư dân nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật trong nghề ươm, nuôi cua biển trong ao vùng triều, năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã thực hiện mô hình ương cua bột lên cua giống, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, với qui mô 200 mét vuông.

Vụ đông xuân và hè thu năm 2013, toàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) xuống giống được 3.687ha hoa màu, trong đó nhiều nhất là khoai lang với diện tích 2.180ha, chiếm gần 60% diện tích hoa màu toàn huyện, cao hơn cùng kỳ năm 2012 là 136ha.

Năm 2012, diện tích nuôi tôm càng xanh toàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 1.285 ha, đạt 58 % kế hoạch, sản lượng hơn 1.600 tấn, năng suất trung bình 1,3 tấn/ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tam Nông, Lấp Vò, Cao Lãnh và TX. Hồng Ngự. Hiện toàn tỉnh có 25 cơ sở sản xuất giống và 10 cơ sở ngoài tỉnh có đủ năng lực và điều kiện sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu khoảng 353 triệu tôm giống phục vụ người nuôi, chưa xảy ra hiện tượng thiếu hụt con giống.