Prices / Mô hình kinh tế

Vùng Trồng Cà Phê Arabica Ngon Nhất Việt Nam Mất Mùa Lớn

Vùng Trồng Cà Phê Arabica Ngon Nhất Việt Nam Mất Mùa Lớn
Author: 
Publish date: Saturday. June 23rd, 2012

Vùng trồng cà phê Arabica ngon nhất Việt Nam hiện nay ở Lâm Đồng đang đứng trước nguy cơ mất mùa lớn, sản lượng có thể giảm tới trên 50% so với niên vụ trước.

Các xã Xuân Trường, Xuân Thọ và Trạm Hạnh, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) được giới chuyên gia đánh giá là vùng trồng cà phê Arabica cho chất lượng thơm ngon nhất Việt Nam hiện nay. Theo đó, cà phê được trồng ở các xã này thường có giá bán cao gấp đôi so với cà phê cùng loại trồng ở những vùng khác.

Tuy nhiên, vào cuối tháng 3 vừa qua, trong khi cà phê Arabica trên địa bàn đồng loạt đơm hoa thì gặp phải những trận mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, hàng loạt bông bị gãy rụng hoặc hư hỏng nặng không thể kết trái.

Ông Lê Thìn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Trường, TP Đà Lạt cho biết, nếu như niên vụ 2011, sản lượng cà phê Arabica tại xã Xuân Trường đạt trên 23.000 tấn thì năm nay ước tính chỉ đạt khoảng 10.000 tấn, tức giảm trên một nửa so với niên vụ trước.

Anh Võ Văn Thành, thôn Cầu Đất, xã Xuân Trường chia sẻ: “Vườn cà phê nhà tôi năm nay chắc chắn sẽ mất tới 70% sản lượng so với năm trước, do mưa lớn kéo dài nên hoa đã không thể đậu thành quả”.

Theo anh Thành, hầu hết những diện tích cà phê Arabica có độ tuổi từ 5 năm trở lên đều trổ hoa vào dịp có mưa lớn này, riêng cà phê non dưới 5 năm tuổi trổ hoa không vào thời điểm có mưa nên vẫn giữ được năng suất như năm trước. Tuy nhiên, diện tích cà phê non của các xã Xuân Thọ, Xuân Trường và Trạm Hành chiếm tỉ lệ không lớn.

Related news

Bảo Vệ Nguồn Lợi Hải Sản Ven Bờ: Khi Cộng Đồng Vào Cuộc Bảo Vệ Nguồn Lợi Hải Sản Ven Bờ: Khi Cộng Đồng Vào Cuộc

Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.

Saturday. June 23rd, 2012
Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu

Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.

Saturday. June 23rd, 2012
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh)

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Thạnh Tây đã có từ khá lâu, tuy nhiên trước đây phần lớn là do Vườn quốc gia Gò Gò - Xa Mát tổ chức nuôi. Đến khoảng đầu năm 2013, khi VQG mở lớp đào tạo kỹ thuật và cung cấp con giống cho người dân ở xã Thạnh Tây thì nghề nuôi ong lấy mật mới được nông dân tiếp cận và phát triển. Tuy đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Saturday. June 23rd, 2012