Việt Nam – Hà Lan Phát Triển Đối Tác Trong Nông Nghiệp
Từ ngày 18 – 24/1/2011, đoàn công tác của Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới của Hà Lan đã tìm hiểu thực tế tại Việt Nam.
Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc hợp tác giữa các Đối tác Nhà nước và tư nhân Việt Nam và Hà Lan trong nông nghiệp phát triển tích cực thời gian qua, nhất là trong các lĩnh vực thủy sản, ca cao và cà phê.
Nhằm tăng cường sức cạnh tranh trong xuất khẩu thủy sản, trong giai đoạn 2011 – 2012, Hà Lan sẽ giúp để Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Ủy ban Thủy sản Trung và Tây Thái Bình Dương; đồng thời 2 bên nhất trí sẽ tìm nguồn vốn để thực hiện chương trình đào tạo về an toàn thực phẩm và luật pháp của Liên minh châu Âu cho các kiểm nghiệm viên và những nhà làm luật của Việt Nam.
Đối với dự án thí điểm “Xử lí bùn thải trong nuôi cá tra, basa” ở đồng bằng sông Cửu Long, phía Hà Lan đã cam kết đầu tư 300.000 Euro trong 3 năm (2010 – 2012) nhằm góp phần cải thiện sự bền vững của phương pháp nuôi cá tra, basa của nông dân Việt Nam.
Hợp tác theo hình thức Nhà nước và tư nhân còn thể hiện qua việc phía Hà Lan tham gia đề xuất “Chương trình phát triển ngành cà phê theo hướng sản xuất và kinh doanh bền vững ở Việt Nam đến năm 2020. Tổng kinh phí chương trình là 32 triệu Euro trong giai đoạn 2009 – 2012; trong đó dự kiến cộng đồng các nhà tài trợ đóng góp khoảng 47% kinh phí.
Từ ngày 18 – 24/1/2011, đoàn công tác của Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới của Hà Lan đã tìm hiểu thực tế tại Việt Nam để xây dựng Đề xuất dự án mới Hỗ trợ thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư về Phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam.
Ngoài ra, hợp tác giữa Chính phủ với Chính phủ (G2G) cũng được 2 bên rất quan tâm. Hà Lan đang nghiên cứu xây dựng Đề xuất cho 3 dự án là: Quy hoạch tổng thể hệ thống giết mổ, chế biến thịt ở Việt Nam; Thúc đẩy sản xuất khoai tây và công tác bảo hộ giống khoai tây ở Việt Nam ; Bảo vệ giống lợn nội chống các bệnh ngoại lai. Mỗi dự án trong chương trình hợp tác giữa Chính phủ với Chính phủ có vốn tài trợ khoảng150.000 Euro./.
Nhằm tăng cường sức cạnh tranh trong xuất khẩu thủy sản, trong giai đoạn 2011 – 2012, Hà Lan sẽ giúp để Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Ủy ban Thủy sản Trung và Tây Thái Bình Dương; đồng thời 2 bên nhất trí sẽ tìm nguồn vốn để thực hiện chương trình đào tạo về an toàn thực phẩm và luật pháp của Liên minh châu Âu cho các kiểm nghiệm viên và những nhà làm luật của Việt Nam.
Đối với dự án thí điểm “Xử lí bùn thải trong nuôi cá tra, basa” ở đồng bằng sông Cửu Long, phía Hà Lan đã cam kết đầu tư 300.000 Euro trong 3 năm (2010 – 2012) nhằm góp phần cải thiện sự bền vững của phương pháp nuôi cá tra, basa của nông dân Việt Nam.
Hợp tác theo hình thức Nhà nước và tư nhân còn thể hiện qua việc phía Hà Lan tham gia đề xuất “Chương trình phát triển ngành cà phê theo hướng sản xuất và kinh doanh bền vững ở Việt Nam đến năm 2020. Tổng kinh phí chương trình là 32 triệu Euro trong giai đoạn 2009 – 2012; trong đó dự kiến cộng đồng các nhà tài trợ đóng góp khoảng 47% kinh phí.
Từ ngày 18 – 24/1/2011, đoàn công tác của Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới của Hà Lan đã tìm hiểu thực tế tại Việt Nam để xây dựng Đề xuất dự án mới Hỗ trợ thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư về Phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam.
Ngoài ra, hợp tác giữa Chính phủ với Chính phủ (G2G) cũng được 2 bên rất quan tâm. Hà Lan đang nghiên cứu xây dựng Đề xuất cho 3 dự án là: Quy hoạch tổng thể hệ thống giết mổ, chế biến thịt ở Việt Nam; Thúc đẩy sản xuất khoai tây và công tác bảo hộ giống khoai tây ở Việt Nam ; Bảo vệ giống lợn nội chống các bệnh ngoại lai. Mỗi dự án trong chương trình hợp tác giữa Chính phủ với Chính phủ có vốn tài trợ khoảng150.000 Euro./.
Related news
Cuối cùng, điều lo lắng nhất cũng đã xảy ra: Dịch tai xanh trên lợn sau nhiều tháng hoành hành tại miền Bắc đã bắt đầu "tấn công" các tỉnh phía Nam. Bạc Liêu và Đồng Nai là những tỉnh đầu tiên dịch bệnh này tràn đến...
Lợi nhuận của nông dân thêm 2,2-3 triệu đồng/ha, có nơi tăng thêm 7-7,5 triệu đồng/ha sau khi áp dụng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”. Bộ NN&PTNT đã cho biết như vậy tại hội nghị sơ kết mô hình trên tổ chức tại An Giang ngày 22-8
Ngày 16.5, tại cuộc họp của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), đại diện VPA cho hay giá tiêu trong nước tiếp tục tăng cao khiến người trồng tiêu lãi lớn trong một thời gian dài.