Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Đồng Tháp
Author:
Publish date: Monday. May 14th, 2012
Nhiều nhà vườn ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, thanh long ruột đỏ là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, dễ tiêu thụ, cho năng suất và giá trị kinh tế cao.
Bắt đầu trồng thanh long ruột đỏ từ năm 2009, với 100 trụ đá trên diện tích 1.000 m2, sau thời gian 8 tháng ông Huỳnh Văn Nhuận - ấp Thới Mỹ 1, xã Vĩnh Thới đã bắt đầu thu hoạch với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, cao gấp 4 lần so với thanh long ruột trắng. Ông cho biết, hiện nay vườn thanh long ruột đỏ của ông đã được Công ty Xuất nhập khẩu Tiền Giang bao tiêu sản phẩm trong thời gian 10 năm, với giá 25.000 đồng/kg đối với trái từ 350 - 490 gram và giá 30.000 đồng/kg đối với trái từ 500 gram trở lên.
Hiện tại 100 trụ thanh long ruột đỏ của ông Nhuận đang cho trái, trung bình 2 trái/kg, mỗi trụ cho 15 kg trái/năm, sau khi trừ chi phí ông thu lãi khoảng trên 30 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông Nhuận còn cung cấp cây giống cho bà con trong huyện, việc bán cây giống mỗi năm cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng.
Ông Nhuận cho biết, giống thanh long ruột đỏ khi trồng cần lưu ý chọn trụ đá cao 2 m, với điều kiện đất trống có nhiều nắng, tạo thuận lợi quang hợp cho cây, thời gian thanh long cho trái khoảng 8 - 10 tháng. Là loại cây trồng không kén chọn đất, trên đất khô cằn, kém dinh dưỡng cây vẫn phát triển tốt, do vậy việc cải tạo diện tích vườn tạp, lợi nhuận kinh tế thấp để trồng thanh long ruột đỏ là cách làm phù hợp chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương.
Tuy nhiên, để có thể phát triển mô hình này rộng rãi hơn thì cần có định hướng quy hoạch rõ ràng, phù hợp với địa phương và quy luật cung cầu, tránh tình trạng sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ.
Theo đánh giá của một số người tiêu dùng, thanh long ruột đỏ có vị ngọt dịu, quả có màu sắc hấp dẫn, có hàm lượng dinh dưỡng cao... Hiện nay, thị trường trong nước và nước ngoài đang rất ưa chuộng.
Related news
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Nuôi Lợn Nái Ngoại Ở Xã Miền Núi
Đó là mô hình trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồ Thị Dung ở xóm Bún 2, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương. Sau 9 năm thực hiện, mô hình này đã đạt hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Monday. May 14th, 2012
Phát Triển Bò Sữa Kỳ Vọng Bò Sữa Công Nghệ Cao
Không chỉ có đàn bò sữa lớn nhất nước, TP.HCM còn là nơi đi đầu nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHKT để nhân nhanh đàn bò, phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng về sữa chất lượng cao của hàng chục triệu người tiêu dùng…
Monday. May 14th, 2012
Giải Pháp Phòng Trị Bệnh Nuôi Tôm Dấu Hiệu Lạc Quan
Ngày 12/6, tại TP Sóc Trăng, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp Sở NN-PTNT Sóc Trăng tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ năm 2013.
Monday. May 14th, 2012