Hỗ Trợ Nông Dân Hơn 12 Tỉ Đồng Trồng Lúa Chất Lượng Cao Ở Trà Vinh

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt quyết định hỗ trợ đầu tư cho nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập và đạt mục tiêu xây dựng 60.000 ha vùng lúa chất lượng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ hơn 12 tỉ đồng cho nông dân trong tỉnh trồng lúa chất lượng cao và sản xuất lúa giống nguyên chủng, giống xác nhận trong vụ hè thu 2013 theo quyết định này.
Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu toàn tỉnh gieo sạ khoảng 81.000 ha, với các giống lúa được khuyến khích như: OM.5451, OM.6976, OM.5886, OM.4900, MTL648... Những hộ nông dân khi đăng ký trồng lúa chất lượng cao sẽ được hỗ trợ không hoàn lại 40% tiền mua lúa giống (khoảng 4.000 đồng/kg) trong 2 năm (từ 4 đến 6 vụ lúa), tùy điều kiện và năng lực sản xuất của hộ dân. Với những hộ nông dân có kỹ thuật sản xuất lúa giống, tỉnh sẽ hỗ trợ ban đầu 50% chi phí sản xuất đối với lúa giống nguyên chủng và 30% đối lúa giống xác nhận, khi kết thúc vụ sản xuất lúa giống, hộ nông dân chỉ hoàn lại 30% tổng số tiền đã được hỗ trợ.
Hiện tỉnh Trà Vinh có trên 90.000 ha đất trồng lúa, để đạt được mục tiêu trên 1,3 triệu tấn lúa trong năm 2013, ngoài việc khuyến khích nông dân mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, tỉnh còn tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp như xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi; hỗ trợ nông dân mua sắm máy móc, đưa cán bộ kỹ thuật về địa phương để cùng nông dân ra đồng, đảm bảo sản xuất hiệu quả cho từng vụ lúa trong năm.
Related news

Được sự hỗ trợ của dự án “Nông lâm kết hợp định hướng thị trường góp phần giảm nghèo tại Quảng Nam”, từ đầu năm đến nay, 5 xã thuộc vùng dự án của huyện Tiên Phước (gồm: Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà, Tiên Phong, Tiên Thọ) đã xây dựng 5 câu lạc bộ (CLB) trồng tiêu với hơn 150 người tham gia.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 94.000 tấn hạt tiêu, trị giá 618 triệu USD. Trong đó, riêng tháng 7, khối lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 12.000 tấn, kim ngạch đạt 81 triệu USD.

Từng nổi tiếng với mô hình nuôi heo rừng lai, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 20, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau), còn phát triển thêm mô hình nuôi chồn mướp (cầy hương), không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra triển vọng cho sự bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này.