Giá / Mô hình kinh tế

Trồng Rau Diếp Cá Đạt Lợi Nhuận Cao

Trồng Rau Diếp Cá Đạt Lợi Nhuận Cao
Tác giả: 
Ngày đăng: 22/01/2013

Thời gian qua, một số nông dân tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trồng rau diếp cá cho lợi nhuận khá cao. Người đầu tiên mang rau diếp cá về trồng tại xã Láng Biển là vợ chồng chị Huỳnh Ngọc Diệp.

Trước đây gia đình chị Diệp rất khó khăn, không có đất sản xuất, phải đi làm mướn quanh năm nhưng vẫn không đủ sống. Năm 1994, vợ chồng chị đến xã Láng Biển, huyện Tháp Mười sinh sống và thuê đất làm ruộng. Tuy nhiên, do đất nhiễm phèn, cây lúa cho năng suất kém, dẫn đến mắc nợ hàng trăm triệu đồng.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, tìm hiểu nhiều loại cây trồng, tháng 8/2010, vợ chồng chị Diệp chọn rau diếp cá trồng thử trên diện tích 2.000m2 đất, tổng số vốn đầu tư ban đầu 46 triệu đồng (gồm tiền thuê đất, mua máy bơm nước và đầu tư hệ thống tưới phun...). Sau 3 tháng chăm sóc, 2 công rau diếp cá đạt năng suất khá cao, thời gian thu hoạch kéo dài, bình quân mỗi ngày gia đình chị Diệp thu hoạch 300 kg rau, bỏ mối cho thương lái với giá 20.000 đồng/kg, thu nhập 600.000 đồng/ngày... trừ chi phí đầu tư, gia đình chị Diệp còn lời khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Theo chị Diệp, trồng rau diếp cá, nặng vốn nhất là phải đầu tư hệ thống tưới phun, vì nếu không đầu tư thì không thể canh tác nhiều và hiệu quả không cao. Tuy nhiên cái lợi chỉ đầu tư một lần, những năm tiếp theo có thể sử dụng đường ống cũ. So với trồng lúa thì trồng rau diếp cá hiệu quả hơn nhiều.

Hiện vợ chồng chị Diệp đã trả hết nợ và còn tích lũy được một số vốn. Để chủ động cho đầu ra của sản phẩm, vợ chồng chị Diệp liên hệ thêm các nguồn tiêu thụ rau trong và ngoài tỉnh. Từ thành công của gia đình chị Diệp, nhiều gia đình tại xã Láng Biển đã trồng rau diếp cá, trong đó những hộ nghèo và cận nghèo cũng được vợ chồng chị Diệp hỗ trợ cây giống. Theo vợ chồng chị Diệp, trồng rau diếp cá mang lại hiệu quả kinh tế, tuy nhiên người trồng rau cũng lo lắng về đầu ra của sản phẩm và yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

 


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Mô Hình Hợp Tác Xã Thủy Sản Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Vùng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Phát Triển Mô Hình Hợp Tác Xã Thủy Sản Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Vùng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngày 21-5, tại TP Cần Thơ, Viện Phát triển kinh tế hợp tác tổ chức hội thảo “Nghiên cứu phát triển mô hình Hợp tác xã (HTX) thủy sản trong xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL”.

22/01/2013
Nuôi Cá Tràu Không Giàu Cũng Khá Ở Bình Định Nuôi Cá Tràu Không Giàu Cũng Khá Ở Bình Định

Dưới cái nắng xối xả hắt vào mặt, những người kéo lưới, bốc vác, cân cá cạnh ao nuôi cá tràu của nhà anh Huỳnh Văn Lượng ở xóm 7, thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn cười nói vui vẻ vì vụ cá này của nhà anh được mùa được giá.

22/01/2013
Sản Lượng Cá Tra, Ba Sa Sụt Giảm Ở An Giang Sản Lượng Cá Tra, Ba Sa Sụt Giảm Ở An Giang

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 6 tháng đầu năm 2012 sản lượng cá tra, ba sa nuôi lồng, bè trên địa bàn thu hoạch giảm chỉ bằng 89% so cùng kỳ. Tình trạng thiếu cá nguyên liệu dự báo sẽ tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến thủy sản trong thời gian tới.

22/01/2013