Gần 800 Hécta Bắp Không Hạt
Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Đồng Nai đã phát hiện ra gần 800 héc ta bắp không hạt, tập trung chủ yếu ở các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh với mức độ thiệt hại từ 30 - 60%.
Trong đó, huyện Cẩm Mỹ bị thiệt hại nặng nhất với 675 hécta nằm ở 6 xã: Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray, Xuân Bảo, Bảo Bình và Lâm San. Nguyên nhân dẫn đến bắp không hạt là do sử dụng giống NK 67 của Công ty TNHH Syngenta.
Sau khi nghe người dân báo bắp không hạt, Chi cục Bảo vệ thực vật đã kết hợp với các huyện và Công ty TNHH Syngenta đi kiểm tra thực tế. Hiện Công ty TNHH Syngenta đang tiến hành bồi thường cho người dân bị thiệt hại do bắp không hạt là 13 triệu đồng/hécta và đến nay đã bồi thường được khoảng 2/3 diện tích bắp bị thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm
Liên tiếp 3 năm qua người làm muối tỉnh Khánh Hoà bị mất mùa, mất giá thê thảm khiến cuộc sống của họ rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bước vào vụ sản xuất muối năm nay, tình hình cũng không mấy khả quan do thời tiết liên tục có mưa.
Tiền Giang đã ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ để cải thiện chất lượng đàn bò theo hướng tăng nhanh đàn bò hướng thịt và bò cái lai sinh có nhiều ưu thế.
Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, nhiều nơi tôm chết kéo dài nên nông dân ngày càng ý thức hơn trong việc tìm các đối tượng nuôi thích hợp với sự biến đổi của môi trường. Và con tôm càng xanh là một đối tượng nuôi triển vọng trên vùng đất tôm - lúa của vùng nước lợ và ngọt hóa.