Triển Khai Chính Sách Hỗ Trợ Cho Cơ Sở Sản Xuất Giống Cây Trồng

Sáng 19/7, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tổ chức Hội nghị Triển khai chính sách về hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi thuộc lĩnh vực trồng trọt, theo Quyết định 16/QĐ-UBND ngày 6/7/2012.
Theo đó, đối với lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, giống lâm nghiệp, thành phố sẽ hỗ trợ lãi suất cho các cơ sở sản xuất giống cây trồng, giống lâm nghiệp xây dựng mới theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội. Mức hỗ trợ là 100% lãi suất tính theo lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT, thời hạn tối đa 3 năm; mức vay tối đa được hưởng hỗ trợ là 70% giá trị đầu tư của dự án.
Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, đối tượng được hỗ trợ là các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới, có công suất tối thiểu 5 tấn/ngày trở lên (đối với nhà sơ chế rau, củ); công suất 10 tấn búp tươi/ngày trở lên (đối với cơ sở chế biến chè); quy mô tối thiểu 50.000 quả trứng/ngày (đối với cơ sở sơ chế trứng gia cầm các loại); thể tích tối thiểu 100m3 trở lên (đối với kho lạnh bảo quản giống, rau, củ, quả…). Mức hỗ trợ cũng được áp dụng như đối với lĩnh vực sản xuất giống cây trồng.
Ông Nguyễn Bá Sướng, Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, Trung tâm sẽ là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và chi trả khoản hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản là các sản phẩm trồng trọt.
Related news

Nhà vườn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) bước vào thu hoạch rộ trái cây có múi, nhiều nhất là cam mật, cam xoàn. Mặc dù vào thu hoạch rộ giá hơi giảm nhưng vẫn còn giữ ở mức khá cao.

Hiếm có nơi nào tại tỉnh ta mà nhãn lại được trồng đại trà và trở thành loại cây ăn quả hàng hóa tập trung như ở xã Thái Bình (Yên Sơn). Năm nay, nhãn ở Thái Bình được cả mùa lẫn giá..

Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngoài thủy lợi, thủy sản thì trồng trọt được nhận định là ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu.