Triển Khai Chính Sách Hỗ Trợ Cho Cơ Sở Sản Xuất Giống Cây Trồng

Sáng 19/7, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tổ chức Hội nghị Triển khai chính sách về hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi thuộc lĩnh vực trồng trọt, theo Quyết định 16/QĐ-UBND ngày 6/7/2012.
Theo đó, đối với lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, giống lâm nghiệp, thành phố sẽ hỗ trợ lãi suất cho các cơ sở sản xuất giống cây trồng, giống lâm nghiệp xây dựng mới theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội. Mức hỗ trợ là 100% lãi suất tính theo lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT, thời hạn tối đa 3 năm; mức vay tối đa được hưởng hỗ trợ là 70% giá trị đầu tư của dự án.
Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, đối tượng được hỗ trợ là các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới, có công suất tối thiểu 5 tấn/ngày trở lên (đối với nhà sơ chế rau, củ); công suất 10 tấn búp tươi/ngày trở lên (đối với cơ sở chế biến chè); quy mô tối thiểu 50.000 quả trứng/ngày (đối với cơ sở sơ chế trứng gia cầm các loại); thể tích tối thiểu 100m3 trở lên (đối với kho lạnh bảo quản giống, rau, củ, quả…). Mức hỗ trợ cũng được áp dụng như đối với lĩnh vực sản xuất giống cây trồng.
Ông Nguyễn Bá Sướng, Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, Trung tâm sẽ là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và chi trả khoản hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản là các sản phẩm trồng trọt.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều người cho rằng, từ nguồn phí này sẽ góp phần bảo vệ, phát triển rừng tốt hơn.

Kết quả cho thấy, cá chết là do bị bệnh liên cầu khuẩn. Nguyên nhân cá bị bệnh là do thời tiết nắng nóng, sức đề kháng giảm trong khi đó mầm bệnh đã tồn tại trong môi trường ao nuôi. Ngoài ra, các hộ dân không vệ sinh ao nuôi đúng kỹ thuật, thả với mật độ dày, cho cá ăn phân chuồng chưa qua xử lý

Những ngày này, từ Tỉnh lộ 941 nhìn sang bờ bên kia kênh Mặc Cần Dưng, thuộc địa phận xã Vĩnh An (Châu Thành - An Giang), người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh nông dân đang tất bật thu hoạch dưa leo để kịp cân cho thương lái. Phong trào trồng dưa leo trên đất ruộng được bà con áp dụng phổ biến khoảng 2 năm nay đã giúp nhiều gia đình có thu nhập khá cao