Trái Cây Xuất Khẩu Giúp Người Dân Làm Giàu
Từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng trái cây chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long được mùa, được giá, nhiều nông hộ đạt thu nhập cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa năng suất cao.
Điển hình như thanh long có lúc đạt 25.000-27.000 đồng/kg, bưởi da xanh luôn giữ giá ổn định ở mức kỷ lục: 50.000-55.000 đồng/kg. Với giá trên, mỗi ha vườn chuyên canh cho lợi nhuận vài trăm triệu đồng nếu thu hoạch mùa thuận còn những hộ xử lý cho thu hoạch mùa nghịch lợi nhuận tăng gấp đôi.
Nhiều nông hộ sản xuất giỏi đã thực sự làm giàu từ vườn quả chuyên canh. Đây là những tín hiệu vui cho ngành trồng cây ăn quả xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long, đặt nền tảng phát huy tiềm năng kinh tế lớn này trong sự nghiệp đổi mới đất nước, giúp nông nghiệp-nông dân-nông thôn nơi đây phát triển vững chắc.
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ nổi tiếng là vựa lúa hàng hóa, vựa tôm cá của cả nước mà còn có thế mạnh về trồng cây ăn quả. Ước tính toàn vùng hiện có trên 288.000 ha cây ăn quả các loại, cho sản lượng mỗi năm trên 3,18 triệu tấn quả phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long hội đủ các điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu... để trồng cây ăn quả nhằm tạo nguồn nông sản tiêu dùng và xuất khẩu ổn định, góp phần nâng cao mức sống của người dân.
Những năm qua tình hình xuất khẩu trái cây cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, đã phát triển tốt với sự thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu trên khắp các châu lục.
Năm 2013, dự kiến kim ngạch xuất khẩu trái cây tăng trưởng không dưới 10% so năm 2012. Nếu năm 2011, trái cây Việt Nam được xuất khẩu sang 63 quốc gia thì hiện nay đã mở rộng lên 76 quốc gia. Trong số những trái cây chủ lực có lượng xuất khẩu lớn, thu về nhiều ngoại tệ có sự góp mặt của nhiều loại trái cây đặc sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: thanh long (chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu), dừa (chiếm 27,2% tổng kim ngạch), dứa (trên 16% tổng kim ngạch), mít (3,5%), bưởi (chiếm 1,6%), xoài (chiếm 1,5%), xơ ri (chiếm 1,1%)...
Related news
Anh Hồ Duy Trung (ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện (Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) với ý định ban đầu nuôi chồn hương để làm thú cảnh, nhưng giờ trở nên khá giả nhờ loại động vật hoang dã này.
Ba giống “cây hoang” từ những cánh rừng của Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Lắk có tên là cần dại, lỗ bình và bầu đất đã được một nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Đà Lạt đưa về triển khai mô hình chuyển giao sản xuất đại trà tại khu vực Nam Ban (Lâm Hà) và bước đầu thu những kết quả khá triển vọng.
Năm 2013, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) có kế hoạch trồng mới và trồng lại 200 ha chè. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai sớm việc đăng ký lấy cây giống và chuẩn bị tốt diện tích đất trồng.