Tôm Vừa Thả Chết Hàng Loạt Ở Miền Trung
Tôm nuôi đang chết hàng loạt tại Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị khiến người dân miền Trung thấp thỏm khi hàng vạn hécta ao hồ nước nợ tại đây vừa xuống giống vụ nuôi trồng thủy sản năm 2013.
Ông Lê Bình, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, gần 20ha tôm sú tại các huyện Vĩnh Linh và Triệu Phong mắc các bệnh hội chứng từ gan tụy, đầu vàng và đốm trắng… chết hàng loạt. Nguyên nhân do người dân mua con giống trôi nổi trên thị trường không qua kiểm dịch. Khâu cải tạo ao hồ trước khi thả nuôi chưa kỹ và thời tiết nắng mưa thất thường cũng là nguyên nhân gây bệnh trên con tôm sú mới thả nuôi được trên dưới một tháng tuổi.
Trong khi đó, tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, khoảng 120 vạn con tôm giống vừa thả nuôi trên ao hồ tại phá Tam Giang bị chết vì nhiễm virus đốm trắng. Phòng NN-PTNT huyện Quảng Điền chỉ đạo các xã, thị trấn đóng cống các hồ nuôi xen ghép tôm cá, tiến hành thả cá ở những hồ này. Đối với những hồ nuôi chuyên tôm, tiến hành xử lý rải hóa chất Chlorin để tiêu diệt mầm bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật mới tiếp tục thả nuôi.
* Ngày 11/5, ông Nguyễn Văn Kiêm, Chủ tịch UBND xã Hiệp Thanh, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) cho biết: Địa phương hiện có hơn 200 tấn nghêu thương phẩm của HTX nghêu Ba Dinh và HTX nghêu Thành Đạt đến kỳ thu hoạch nhưng không bán được, giá giảm mạnh.
Theo ông Trần Văn Đã, Chủ nhiệm HTX nghêu Thành Đạt, vụ nghêu 2012 - 2013, HTX thả nuôi 17 tấn nghêu giống, trên diện tích 30ha. Đến thời điểm này, sản lượng thu hoạch ước đạt 200 tấn nghêu thương phẩm. Hiện giá nghêu thương phẩm loại 50 - 55 con/kg chỉ còn 20.000 - 21.000 đồng/kg, giảm từ 5.000 - 8.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn không có người mua.
Related news
Nhà vườn trồng cây ăn trái ở ĐBSCL đang cười tươi khí trái cây vụ nghịch đang có giá rất cao.
Sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân hữu cơ vi sinh thay thế dần phân hóa học đang được Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai khuyến cáo vì nhiều tác dụng hữu ích. Trước tiên, phân hữu cơ vi sinh cung cấp nguồn vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, làm đất tươi xốp, giữ độ ẩm và dưỡng chất cho đất… nên kích thích sự ra rễ, cây trồng sẽ phát triển mà hạn chế được sâu bệnh tấn công
Chạch lấu phân bố nhiều nơi từ Bắc, Trung, Nam, ưa sống ở các khe đá, ăn động vật là chính gồm các loại giun, ấu trùng côn trùng và côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá con, mùn bã hữu cơ