Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Quy Trình GAP
Nhằm giúp người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, tạo ra các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, có tính cạnh tranh cao, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế cao, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Viện Nghiên cứu) đã triển khai thực hiện Dự án “Phát triển nuôi thẻ chân trắng theo quy trình GAP” tại Bến Tre.
Dự án do Thạc sĩ Nguyễn Văn Dũng phụ trách Phòng Công nghệ sinh học - Viện Nghiên cứu làm chủ nhiệm. Dự án đang xây dựng 3 mô hình tại nhiều hộ dân thuộc các xã: Bình Thới, Thạnh Phước, Định Trung, Đại Hòa Lộc và thị trấn Bình Đại (huyện Bình Đại). Trong quá trình nuôi, các hộ dân được Dự án hỗ trợ 100% con giống và 25% thức ăn. Dự án được áp dụng theo quy trình GAP gồm: lựa chọn địa điểm, đào ao nuôi, kỹ thuật lựa chọn giống, cách thả nuôi, quản lý thức ăn, quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học, quản lý ao nuôi, quản lý sức khỏe tôm nuôi, quản lý nước thải, chất thải, thu hoạch và bảo quản sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ nhiệm Dự án nhận xét, kết quả khảo sát cho thấy, ưu thế của việc nuôi tôm thẻ chân trắng là thích nghi tốt với điều kiện tại Bến Tre, thời gian nuôi ngắn hơn so với tôm sú. Trong năm nay, nuôi tôm sú dễ bị xuất hiện bệnh và gây thiệt hại nhiều, nên việc nuôi tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng bổ sung phù hợp, góp phần giúp người nuôi ổn định sản xuất và tăng thu nhập
Related news
Qua theo dõi và chắt lọc sau nhiều năm nuôi cá, bác Thểu nhận thấy trong các loài cá truyền thống thì con trắm đen có nhiều triển vọng cho con đường làm giàu, vì nó vừa có trọng lượng lớn, thịt chắc ngon ngọt, lại đang phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường.
Có thể căn cứ vào độ phì nhiêu và lượng chất dinh dưỡng trong đất có thể cung cấp cho cây trồng mà bón phân. Ví dụ, đất chua phèn thường thiếu lân, đất cát thiếu kali, đất đỏ thiếu lưu huỳnh. Hoặc căn cứ vào độ pH của đất để chọn loại phân thích hợp. Đất chua nên bón phân lân nung chảy hoặc bột Apatit, hạn chế sử dụng các loại phân gây chua (SSP, SA, K2SO4…).
Măng Tây là loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao được dùng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cây măng tây đã được đưa vào trồng tại huyện Củ Chi vào năm 2006, tuy giá thành cao nhưng cần chú ý đến việc phòng trị bệnh