Prices / Mô hình kinh tế

Thúc Phân Khoáng Cho Cây Ăn Quả

Thúc Phân Khoáng Cho Cây Ăn Quả
Author: 
Publish date: Saturday. July 14th, 2012

Bón thúc nụ, thúc hoa: Cần bón khi nhìn thấy một vài chùm nụ xuất hiện, thường trước khi nở hoa rộ 25-30 ngày. Vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây, đây là vị trí hoạt động mạnh nhất của bộ rễ. Đào 4 hốc hình chữ nhật có chiều rộng hướng vào phía gốc (hạn chế làm đứt rễ cây) khoảng 15-20cm, chiều dài 25-30cm, độ sâu 15-20cm cách đều nhau theo bốn hướng. Tỷ lệ các loại phân bón lần này theo tỷ lệ: 1N:1P205:1K20 tính theo hàm lượng đạm, lân và kali nguyên chất (1kg N = 2,25kg ure; 1kg K20 = 1,8kg kali clorua; 1kg P205 = 6kg supe lân).

Bón thúc quả: Bón vào giai đoạn quả đang lớn mạnh, thường bón sau khi đậu quả 30-45 ngày; tỷ lệ phân bón: 2K20:1N. Kali có tác dụng kích thích vận chuyển các chất dinh dưỡng về quả, làm quả đẹp mã, gia tăng độ ngọt, mùi thơm đặc trưng cho từng loại quả.

Liều lượng cụ thể các loại phân bón cho từng cây mỗi lần bón thúc nụ, hoa và quả phụ thuộc vào tuổi cây, tình hình sinh trưởng của cây tốt hay xấu để bón cho phù hợp, ví dụ với những cây thừa đạm lá có màu xanh thẫm, xanh đen không được bón thêm đạm, bón thêm phân kali.

Bón phân hỗn hợp NPK cho cây sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn bón phân đơn. Phân NPK do có chất phụ gia bao bọc từng thành phần nên chậm tan trong nước, cây hấp thu được 70-80%; phân đơn thường bị rửa trôi, bay hơi mạnh nên cây chỉ sử dụng được 20-40%.

Chú ý: Cần tưới đủ ẩm khi bón phân khoáng cho cây, phân hòa tan khuếch tán trong đất, giúp bộ rễ hút phân được thuận lợi. Giai đoạn cây đang nở hoa rất nhạy cảm không nên cuốc hố làm đứt rễ sẽ rụng nhiều nụ, hoa. Nếu cây thiếu phân giai đoạn này nên hoà tan phân đạm và kali tưới quanh tán cây.


Related news

Tỷ Phú Nhờ Trồng Keo Lá Tràm Tỷ Phú Nhờ Trồng Keo Lá Tràm

Việc phát triển mạnh cây keo lá tràm góp phần làm thay da đổi thịt vùng đất Thạnh Phú (xã Đại Chánh, Đại Lộc, Quảng Nam), tạo điều kiện để người dân nơi đây có cuộc sống ổn định.

Saturday. July 14th, 2012
Khắc Phục Tình Trạng Tôm Giống Thả Nuôi Bị Hao Hụt Ở Thanh Hóa Khắc Phục Tình Trạng Tôm Giống Thả Nuôi Bị Hao Hụt Ở Thanh Hóa

Thông tin từ lãnh đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến cuối tháng 5-2012, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt 72/130 ha, tương đương với lượng tôm giống được di ương về là 72 triệu con.

Saturday. July 14th, 2012
Hiệu Quả Mô Hình 3 Giảm 3 Tăng Hiệu Quả Mô Hình 3 Giảm 3 Tăng

Hiện nay, nhiều nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” không những tiết kiệm được chi phí sản xuất mà còn tăng lợi nhuận giá thành sản phẩm, nhất là hiện nay, khi giá lúa nằm ở mức thấp, việc áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” sẽ mang lại hiệu quả thiết thực đối với nông dân.

Saturday. July 14th, 2012