Thúc Phân Khoáng Cho Cây Ăn Quả

Bón thúc nụ, thúc hoa: Cần bón khi nhìn thấy một vài chùm nụ xuất hiện, thường trước khi nở hoa rộ 25-30 ngày. Vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây, đây là vị trí hoạt động mạnh nhất của bộ rễ. Đào 4 hốc hình chữ nhật có chiều rộng hướng vào phía gốc (hạn chế làm đứt rễ cây) khoảng 15-20cm, chiều dài 25-30cm, độ sâu 15-20cm cách đều nhau theo bốn hướng. Tỷ lệ các loại phân bón lần này theo tỷ lệ: 1N:1P205:1K20 tính theo hàm lượng đạm, lân và kali nguyên chất (1kg N = 2,25kg ure; 1kg K20 = 1,8kg kali clorua; 1kg P205 = 6kg supe lân).
Bón thúc quả: Bón vào giai đoạn quả đang lớn mạnh, thường bón sau khi đậu quả 30-45 ngày; tỷ lệ phân bón: 2K20:1N. Kali có tác dụng kích thích vận chuyển các chất dinh dưỡng về quả, làm quả đẹp mã, gia tăng độ ngọt, mùi thơm đặc trưng cho từng loại quả.
Liều lượng cụ thể các loại phân bón cho từng cây mỗi lần bón thúc nụ, hoa và quả phụ thuộc vào tuổi cây, tình hình sinh trưởng của cây tốt hay xấu để bón cho phù hợp, ví dụ với những cây thừa đạm lá có màu xanh thẫm, xanh đen không được bón thêm đạm, bón thêm phân kali.
Bón phân hỗn hợp NPK cho cây sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn bón phân đơn. Phân NPK do có chất phụ gia bao bọc từng thành phần nên chậm tan trong nước, cây hấp thu được 70-80%; phân đơn thường bị rửa trôi, bay hơi mạnh nên cây chỉ sử dụng được 20-40%.
Chú ý: Cần tưới đủ ẩm khi bón phân khoáng cho cây, phân hòa tan khuếch tán trong đất, giúp bộ rễ hút phân được thuận lợi. Giai đoạn cây đang nở hoa rất nhạy cảm không nên cuốc hố làm đứt rễ sẽ rụng nhiều nụ, hoa. Nếu cây thiếu phân giai đoạn này nên hoà tan phân đạm và kali tưới quanh tán cây.
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông xuân năm 2010-2011, tỉnh Đăk Lăk đã gieo sạ gần 30.600 ha lúa nước, vượt 19% so với kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết diện tích lúa đang phải hứng chịu “đại nạn” với những triệu trứng như rễ bị nghẹt, sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, ít đẻ nhánh

Tình trạng tôm chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, ĐBSCL đang khiến nông dân điêu đứng, lâm vào cảnh nợ nần. Nhiều người đã phải bỏ nghề nuôi tôm, đi tìm việc khác để làm.

Tuần qua, người nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên - Huế như ngồi trên đống lửa vì tôm nuôi nước lợ mắc bệnh chết sạch hoặc tôm thu hoạch không có người mua.