Thử Nghiệm Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Toàn Đực Trong Ao Đất Ở An Giang
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa thẩm định, đồng ý cho thực hiện dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao đất”, do kỹ sư Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh An Giang làm chủ nhiệm. Thời gian thực hiện từ tháng 3-2013 đến 3-2014.
Dự án thực hiện ba mô hình nuôi thử nghiệm ở xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú - An Giang) trên diện tích gần 3 héc-ta; đề xuất quy trình kỹ thuật phù hợp khi nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực cho người dân; tỷ lệ sống đạt 25 - 30%, kích cỡ tôm thu hoạch 50 - 100 g/con, năng suất đạt 2 - 3 tấn/héc-ta. Trung tâm Giống thủy sản An Giang cung cấp giống tôm post toàn đực được sản xuất theo công nghệ mới của Israel.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nhiều nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” không những tiết kiệm được chi phí sản xuất mà còn tăng lợi nhuận giá thành sản phẩm, nhất là hiện nay, khi giá lúa nằm ở mức thấp, việc áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” sẽ mang lại hiệu quả thiết thực đối với nông dân.
Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) vừa ra mắt và đưa ra thị trường gạo Jasmine GLOBAL G.A.P (ảnh) được sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn tỉnh An Giang và chế biến, đóng gói tại nhà máy chi nhánh Satra Đồng Tháp, sản xuất theo quy trình sạch tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu), do Tổ chức TUV SUD Management Service GmbH (Đức) chứng nhận.
Thời gian qua, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã có nhiều giải pháp thiết thực nhằm giúp người trồng mía giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập để họ gắn bó lâu dài với cây mía, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định. Trong đó, việc đầu tư, hỗ trợ mía giống cho năng suất và chất lượng cao trước niên vụ mới được bà con đồng tình hưởng ứng.