Thông Tin Thêm Bài Viết "Quy Trình Sinh Sản Nhân Tạo Tôm Rằn"
Quy trình sinh sản nhân tạo tôm Rằn đã được công bố trên các tạp chí thủy sản: số 11 năm 2004; Số tháng 2 năm 2005. TS.Tôn Thất Chất - Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế là chủ nhiệm đề tài sinh sản nhân tạo tôm Rằn cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004 - 2006.
Quy trình đã tham gia nhiều hội chợ TechMach Đà nẵng 2007; Hà Nội 2008; Asean +3 2009.
Quy trình đã được rao bán trên mạng theo mã số 1-2-377CNB trên trang web của Varisme
Quy trình này đã được cục Nuôi trồng Thủy Sản bô Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật năm 2009. Đã được tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng khen và đạt giải 3, giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007.
TS.Tôn Thất Chất cho biết:
- Đã sản xuất đĩa DVD (2010) với thời lượng 45 phút với sự tài trợ kinh phí của SUDA - Bô Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn.
- Vừa qua ngày 11 tháng 06 năm 2011 đây là một trong nhóm công trình tôi được bộ Giáo dục & Đào tạo khen thưởng Khoa học & Công nghệ giai đoạn 2006 - 2010.
- Đăc điểm sinh học sinh sản nhân tạo tôm Rằn cũng chính là một trong những nội dung lớn của luận án Tiến sĩ của TS.Tôn Thất Chất, đã được bảo vệ thành công năm 2009.
Từ nguồn giống tạo ra Tiến sĩ tiếp tục nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thương phẩm tôm Rằn ở Thừa Thiên do dự án SUDA - Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cung cấp kinh phí và các thông tin về quy trình này cũng đã được Tiến sĩ công bố trên nhiều diễn đàn. Các tờ rơi về quy trình sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm tôm Rằn đã đươc xuất bản từ năm 2004 cho đến nay được bà con nông ngư dân ở Thừa Thiên Huế sử dụng.
Bạn đọc có nhu cầu cần trao đổi thêm thông tin xin liên hệ với TS.Tôn Thất Chất theo điện thoại 0914089713 và địa chỉ email tonthatchat@gmail.com
Related news
Trong một thí nghiệm gần đây thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu về cá tuyết (CODTECH) do Hội đồng Nghiên cứu Nauy tài trợ, các chuyên gia nghiên cứu về thuỷ sản đã tiến hành so sánh hiệu quả giữa việc sử dụng vi tảo tươi, tảo đóng bánh và bột đất sét trong việc xử lý mùn bã hữu cơ và vi khuẩn trong bể ương ấu trùng trong nuôi cá tuyết.
Năm 1996, Cty Thương mại Nông nghiệp Charoen Pokphand (C.P) đã sản xuất giống cá rô phi đỏ Tabtim nuôi trong lồng bằng cách lai chéo giống rô phi đen, rô phi đỏ Đài Loan và giống rô phi đỏ Florida.
Sau nhiều vụ ốc hương chết hàng loạt, nghề nuôi ốc hương ở Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã dần ổn định và phát triển. Tuy nhiên, do là nghề mang tính tự phát nên bà con ngư dân vẫn lúng túng, bị động khi phát triển nghề này.