Thông Tin Thêm Bài Viết "Quy Trình Sinh Sản Nhân Tạo Tôm Rằn"

Quy trình sinh sản nhân tạo tôm Rằn đã được công bố trên các tạp chí thủy sản: số 11 năm 2004; Số tháng 2 năm 2005. TS.Tôn Thất Chất - Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế là chủ nhiệm đề tài sinh sản nhân tạo tôm Rằn cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004 - 2006.
Quy trình đã tham gia nhiều hội chợ TechMach Đà nẵng 2007; Hà Nội 2008; Asean +3 2009.
Quy trình đã được rao bán trên mạng theo mã số 1-2-377CNB trên trang web của Varisme
Quy trình này đã được cục Nuôi trồng Thủy Sản bô Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật năm 2009. Đã được tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng khen và đạt giải 3, giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007.
TS.Tôn Thất Chất cho biết:
- Đã sản xuất đĩa DVD (2010) với thời lượng 45 phút với sự tài trợ kinh phí của SUDA - Bô Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn.
- Vừa qua ngày 11 tháng 06 năm 2011 đây là một trong nhóm công trình tôi được bộ Giáo dục & Đào tạo khen thưởng Khoa học & Công nghệ giai đoạn 2006 - 2010.
- Đăc điểm sinh học sinh sản nhân tạo tôm Rằn cũng chính là một trong những nội dung lớn của luận án Tiến sĩ của TS.Tôn Thất Chất, đã được bảo vệ thành công năm 2009.
Từ nguồn giống tạo ra Tiến sĩ tiếp tục nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thương phẩm tôm Rằn ở Thừa Thiên do dự án SUDA - Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cung cấp kinh phí và các thông tin về quy trình này cũng đã được Tiến sĩ công bố trên nhiều diễn đàn. Các tờ rơi về quy trình sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm tôm Rằn đã đươc xuất bản từ năm 2004 cho đến nay được bà con nông ngư dân ở Thừa Thiên Huế sử dụng.
Bạn đọc có nhu cầu cần trao đổi thêm thông tin xin liên hệ với TS.Tôn Thất Chất theo điện thoại 0914089713 và địa chỉ email tonthatchat@gmail.com
Có thể bạn quan tâm

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.