Thoát Nghèo Từ Nuôi Lươn

Mô hình nuôi lươn trong bể bạt giúp hàng chục hộ dân ở khóm Long Hưng 2, phường Mỹ Thới (TP.Long Xuyên - An Giang) thoát nghèo, ổn định kinh tế gia đình. Mô hình này hình thành trên 10 năm nay và phát triển mạnh gần đây.
Người dân tận dụng diện tích đất quanh nhà dựng các bể bạt (diện tích từ 40 - 100 m2/bể), sau đó thả nuôi lươn. Thức ăn cho lươn chủ yếu tận dụng từ ốc, hến, cá biển xay trộn với thức ăn tổng hợp. Sau 6 tháng, lươn đạt trọng lượng từ 200 gram/con trở lên. Ông Bùi Hữu Đức có 12 năm nuôi lươn cho biết, đây là mô hình dễ làm, cho thu nhập khá. Với 3 bể bạt (40 m2) gia đình ông mỗi năm thu nhập khoảng 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 80 triệu đồng.
Anh Phan Ngọc Thảo, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Mỹ Thới cho biết: Khóm Long Hưng 2 có 79 hộ nuôi lươn trong bể bạt. Năm 2012, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh đã giải ngân 400 triệu đồng cho 20 hộ vay nuôi lươn, đến nay đã thu hồi vốn và tiếp tục giải ngân đợt mới.
Related news

Ngày 5-6-2013, tại Bến Tre, Cục Công tác phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano (LNT) Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công Nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, tổ chức Hội thảo ứng dụng công nghệ nano bạc trong phòng ngừa bệnh tôm và bảo quản hoa quả.

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Festival Biển 2013, vừa qua, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh Hòa tổ chức Hội thảo khoa học phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam. Gần 100 nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về nghề nuôi chim yến trong cả nước tham dự.

Trước tình trạng hàng trăm ha mía của nông dân đã chín và tới kỳ thu hoạch, nhưng chưa được Nhà máy đường Phổ Phong thu mua, khiến những diện tích trên đang đứng trước nguy cơ mất mùa do nắng nóng, mía trổ cờ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản chỉ đạo việc thu mua mía.