Thoát Nghèo Từ Nuôi Lươn

Mô hình nuôi lươn trong bể bạt giúp hàng chục hộ dân ở khóm Long Hưng 2, phường Mỹ Thới (TP.Long Xuyên - An Giang) thoát nghèo, ổn định kinh tế gia đình. Mô hình này hình thành trên 10 năm nay và phát triển mạnh gần đây.
Người dân tận dụng diện tích đất quanh nhà dựng các bể bạt (diện tích từ 40 - 100 m2/bể), sau đó thả nuôi lươn. Thức ăn cho lươn chủ yếu tận dụng từ ốc, hến, cá biển xay trộn với thức ăn tổng hợp. Sau 6 tháng, lươn đạt trọng lượng từ 200 gram/con trở lên. Ông Bùi Hữu Đức có 12 năm nuôi lươn cho biết, đây là mô hình dễ làm, cho thu nhập khá. Với 3 bể bạt (40 m2) gia đình ông mỗi năm thu nhập khoảng 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 80 triệu đồng.
Anh Phan Ngọc Thảo, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Mỹ Thới cho biết: Khóm Long Hưng 2 có 79 hộ nuôi lươn trong bể bạt. Năm 2012, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh đã giải ngân 400 triệu đồng cho 20 hộ vay nuôi lươn, đến nay đã thu hồi vốn và tiếp tục giải ngân đợt mới.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, trên cánh đồng đậu nành (ĐN) 51 ha của xã Trường An (TP Vĩnh Long), nông dân đang dồn sức thu hoạch. Tất bật nhưng ai cũng vui bởi vụ ĐN năm nay không chỉ được mùa mà còn được giá.

Theo định hướng phát triển ngành mía đường ĐBSCL đến năm 2020, các tỉnh này sẽ mở rộng diện tích vùng mía nguyên liệu rộng khoảng 60.000 ha, tập trung tại Long An, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, tăng 8.000 ha so thời điểm hiện tại.

Tiền Giang là địa phương có vùng chuyên canh sơ ri lớn với diện tích đất trồng khoảng 300 hecta, tập trung chủ yếu ở vùng đất nhiễm mặn thuộc huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Hơn 3 năm qua, đầu ra cây sơ ri được ổn định, có giá cao, người trồng sơ ri lãi gấp 3 lần trồng lúa.