Thả 3,3 Triệu Con Sú Giống Từ Dự Án Hỗ Trợ Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Ngày 26/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) phối hợp với UBND xã Tân Dân hợp đồng với Công ty TNHH Trường Thịnh thả hơn 3,3 triệu con sú giống cho 46 hộ dân.
Đây là dự án phát triển sản xuất từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới năm 2013 của tỉnh phân giao. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi xây dựng dự án “Nuôi tôm quảng canh cải tiến” tại xã Tân Dân được UBND huyện phê duyệt với diện tích 42 ha, tổng nguồn vốn thực hiện trên 2,8 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 1,55 tỷ đồng.
Sau hơn 2 tháng triển khai, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tổ chức tập huấn cho 46 hộ dân của 5 ấp, nhân dân đã hoàn thành khâu cải tạo ao đầm, xử lý nước, đồng loạt thả tôm giống. Dự tính, đợt tôm này sẽ thu hoạch vào trung tuần tháng 11 năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Rộng khoảng 3 ha với tường rào bao quanh từ trước ra sau; có hệ thống nhà nuôi gà nối với nhau; có xưởng chế biến thức ăn, lò ấp; những ngôi nhà cấp 4 dành cho công nhân ở và sinh hoạt… là những điều kiện không phải trang trại chăn nuôi nào cũng đạt được như của trang trại nuôi gà đẻ trứng Trường Giang (thôn Đoàn Kết, xã Ea Tyh, huyện Ea Kar, Dak Lak).

Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm, nguyên nhân chính là nguồn lao động trong nông thôn ngày một giảm do chuyển sang kinh doanh dịch vụ hay đi lao động ở các ngành nghề khác. Mặt khác chi phí sản xuất trồng khoai tây thường cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, những năm gần đây nhiều hộ nông dân không dùng rơm rạ phục vụ đời sống dân sinh, rơm rạ cũng ít được sử dụng làm phân hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó, vụ đông năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hưng Yên đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có che phủ rơm rạ, góp phần giải quyết những khó khăn trên.

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...