Tập Trung Sản Xuất Rau An Toàn
Tại văn bản mới đây về việc “Tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Sở NN-PTNT “Chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư sản xuất rau an toàn tại các vùng sản xuất rau an toàn đã được quy hoạch… Chỉ đạo Thanh tra Sở NN-PTNT, Chi cục BVTV tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…”.
Theo quy hoạch của UBND tỉnh Lâm Đồng, vùng sản xuất rau an toàn của tỉnh có tổng diện tích 12.500ha, tập trung tại 4 địa phương là Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương và Đức Trọng. Con số 12.500ha này là khá lớn - chiếm 77,5% tổng diện tích rau của toàn tỉnh. Trong 12.500ha này, chiếm cao nhất là Đơn Dương: 6.680ha; ít nhất là Lạc Dương: 900ha; diện tích còn lại (4.920ha) thuộc hai địa phương Đức Trọng (3.300ha) và Đà Lạt (1.620ha).
Điều đáng nói, cũng theo quy hoạch này thì toàn bộ 12.500ha sản xuất rau an toàn của tỉnh đều phải được áp dụng quy trình sản xuất an toàn hoặc VietGAP và phải có hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn – HACCP; đồng thời, có trên 50% cơ sở chế biến và bảo quản sản phẩm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng – HACCP, ISO. Bởi vậy, tại văn bản nói trên của UBND tỉnh, một trong những nội dung đã được nhắc lại đáng quan tâm là: Sở NN-PTNT phải “Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông liên quan đến việc áp dụng quy trình VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản sản phẩm rau an toàn; áp dụng các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; phổ biến về tác hại và cách nhận biết các nhóm độc tố thường gặp trong các loại phân bón, thuốc BVTV để người sản xuất chủ động không sử dụng…”.
Với yêu cầu cao hơn trong sản xuất rau an toàn này, hy vọng nền nông nghiệp công nghệ cao của Lâm Đồng vốn được xem là đi đầu trong cả nước sẽ có sự phát triển lên mức cao hơn!
Có thể bạn quan tâm
Cam sành là một trong những trái cây đặc sản của huyện Cái Bè (Tiền Giang), hiện tại giá giảm mạnh, thương lái thu mua tại vườn loại đặc biệt từ 10 - 11 ngàn đồng/kg, loại nhất từ 8 - 9 ngàn đồng/kg, còn cam loại 2, 3 có giá từ 2 - 3 ngàn đồng/kg, thấp hơn từ 15 - 22 ngàn đồng/kg so cách đây gần 2 tháng qua. Với giá như hiện nay, người trồng cam sành ở huyện Cái Bè thua lỗ nặng.
Hàng loạt hộ dân vùng ven biển huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) tận dụng lòng kênh xáng nội đồng để nuôi sò huyết. Cách làm mới lạ này đã giúp nhiều hộ kiếm hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ nuôi…
Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh