Tập Huấn Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Sắn

Sáng 15/6, Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân tổ chức tập huấn phòng trừ bệnh nhện đỏ, chổi rồng và rệp sáp hồng trên cây sắn cho 65 học viên là cán bộ và người dân các xã Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, Cà Lúi, Phước Tân.
Những nội dung được trình bày tại lớp học gồm: Đặc tính sinh học, cách gây hại, biện pháp quản lý nhện đỏ; triệu chứng chung, nguyên nhân gây bệnh, sự lan truyền của bệnh, biện pháp phòng trừ bệnh chổi rồng; tình hình gây hại, đặc tính sinh học, cơ chế lan truyền và cách phòng trừ của bệnh rệp sáp hồng trên cây sắn. Công ty thuốc bảo vệ thực vật An Giang và Công ty khử trùng Việt Nam cũng đã giới thiệu một số loại thuốc phòng trừ.
Huyện Sơn Hòa hiện có trên 3.000ha sắn. Những năm qua, nguồn lợi cây sắn đem lại cho người dân tương đối khá. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số bệnh gây hại như: nhện đỏ, chổi rồng.
Related news

Những năm gần đây, mô hình nuôi heo (lợn) kết hợp với thả cá đã không còn xa lạ đối với bà con nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.

Trong 2 năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Toàn huyện có khoảng 10 ha trồng đu đủ, trong đó xã Cam Hiệp Nam 6 ha, Cam Hiệp Bắc 2 ha và Cam Hòa 2 ha. Đu đủ là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác như mía, sắn (mỳ)… ở những chân đất cao thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới.

Ở thôn Dương Sơn xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn) có mô hình sản xuất tổng hợp của gia đình ông Ngô Mạnh Hồng gồm 1,5 mẫu ruộng khoán, một khu riêng biệt nuôi gà đẻ trứng với diện tích gần 100m2, cùng với 13ha ruộng thuê để sản xuất khoai tây giống.